Tư vấn nhà đất

Ông ngoại tôi có căn nhà nhưng khi chết năm 1979 thì không để lại di chúc (bà ngoại tôi đã chết trước đó). Ông ngoại có năm người con, trong đó có ba người chết sau ông ngoại. Hiện người con út của ông ngoại đang ở trong nhà đó.

Xin hỏi: Các cháu ngoại có thể lập thủ tục đồng thừa kế căn nhà hay chỉ có hai người con còn sống mới có quyền đứng tên làm thủ tục thừa kế và chia đều di sản cho mọi người? Trường hợp hai người con còn lại của ông ngoại cũng chết mà vẫn chưa tiến hành xong thủ tục thừa kế tất cả đồng thừa kế thế vị có quyền làm thủ tục thừa kế hay sở hữu nhà?

hcmc_2004@...

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO trả lời:

Việc thừa kế thế vị được Điều 677 Bộ luật Dân sự quy định như sau: “Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống…”. Do có mẹ đều chết sau ông bà ngoại nên những người cháu ngoại nêu trong thư không thuộc trường hợp thừa kế thế vị.

Về nguyên tắc, nếu khi chết mà ông bà ngoại của bạn không để lại di chúc để định đoạt nhà thì di sản của ông bà được chia đều cho năm người con (khoản 1 a Điều 675, khoản 1 a Điều 676 Bộ luật Dân sự). Đối với ba người con đã chết, phần di sản nhà mà họ được hưởng thuộc về những người thừa kế theo di chúc của họ (nếu có) hoặc theo pháp luật của họ (gồm có chồng và các con của họ). Theo đó, hai người con còn sống và những người đồng thừa kế nhà còn lại có thể thỏa thuận về việc phân chia giá trị nhà để từ đó có cơ sở cho cá nhân nào đó đứng ra làm thủ tục đứng tên làm chủ sở hữu nhà.

Nếu chưa tiến hành việc này mà hai người con còn lại lần lượt qua đời thì tất cả các đồng thừa kế nhà có thể thực hiện việc phân chia giá trị nhà theo quy định trên. Tất nhiên, người muốn đứng tên làm chủ sở hữu nhà phải có nghĩa vụ thanh toán cho các đồng thừa kế khác phần giá trị nhà mà họ được hưởng.

2. Tự khai nhà ở duy nhất

Tôi có hộ khẩu thường trú ở TP.HCM nhưng đang đứng tên một miếng đất thổ cư tại Tiền Giang. Ngoài đất này thì tôi không còn đứng tên bất động sản nào khác. Vậy tôi phải làm sao để được miễn thuế thu nhập cá nhân (TNCN) khi bán đất đó?

thangloan222@...

Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HÙNG trả lời:

Theo khoản 2 Điều 4 Luật Thuế TNCN, thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất là thu nhập được miễn thuế. Nếu đó là miếng đất ở duy nhất của bạn thì khi chuyển nhượng đất bạn không phải nộp thuế TNCN.

Theo hướng dẫn tại điểm 2.5 khoản 2 mục III phần A Thông tư số 84/2008 của Bộ Tài chính, căn cứ xác định thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, đất ở duy nhất được miễn thuế là do người chuyển nhượng bất động sản tự khai và tự chịu trách nhiệm về tính trung thực trong bản khai.

Tờ khai này cần được UBND cấp xã chứng thực chữ ký và người khai nộp cho Chi cục Thuế nơi có bất động sản, sau khi hai bên đã ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản.

TP ghi

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm