Theo đó, Chương trình trực tuyến hướng nghiệp, chọn nghề và tư vấn ôn thi ĐH-CĐ 2012 diễn ra từ 9 giờ đến 11 giờ ngày thứ Bảy 12-5-2012 trên chuyên trang huongnghiep.plo.vn sẽ tập trung trả lời các câu hỏi, thắc mắc của bạn đọc xung quanh việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai.
Chương trình cũng được tường thuật trực tuyến tại địa chỉ www.phapluattp.vn của báo Pháp Luật TP.HCM. Trước đó, chương trình đã nhận được hàng trăm câu hỏi của độc giả muốn được tư vấn về lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Các chuyên gia, nhà giáo tư vấn trong chương trình gồm:
1. PGS.TS Nguyễn Đình Phư - Giảng viên Khoa Toán - Tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
2. Thạc sĩ Trần Minh Trọng - Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Viện Leadman.
Ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có nhu cầu được tư vấn và hướng nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp, phương pháp học tập và ôn thi hiệu quả, vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
**Em có khả năng học tốt các môn Toán, Lý, Hóa, Anh và những môn cần kha khá logic. Đồng thời cũng có khả năng thuyết trình. Em nên theo học những ngành nào và những trường nào? Thầy tư vấn giúp em. Em cảm ơn. (Như Ý - Email: yin.royal@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào em! Em nên học và ôn tập tốt cho các khối A,D. Ngành khối A: Toán+ Lý+ Hóa; Ngành khối D: Toán + Văn+ Ngoại ngữ. Còn ngành cụ thể thì phải tùy thuộc vào năng khiếu và sự đam mê của em.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em. Học QTKD thì không nhất thiết phải học QTVP. Quản trị kinh doanh được đào tạo tại rất nhiều trường ĐH và CĐ thuộc ngành kinh tế, tài chính.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Thu An thân mến!
Đúng là thu nhập chính thức của nghề thủ thư không cao, nhưng nếu bạn biết khai thác "nguồn tài nguyên" tri thức từ công việc làm thư viện thì vẫn có cơ hội cải thiện thu nhập chính đáng. Làm nghề này, bạn được đọc sách, báo thường xuyên (miễn phí) , bạn có thể sử dụng tri thức này để viết báo, tham gia các cuộc thi về kiến thức (được tổ chức khá nhiều và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay). Bạn cũng có thể trở thành một diễn giả giới thiệu kỹ năng đọc sách hoặc nói chuyện về một chuyên đề chuyên sâu mà bạn yêu thích. Tâm sự thêm với bạn là học sinh, sinh viên hiện nay đang rất cần những người thủ thư quan tâm, hướng dẫn các em đọc sách, tìm hiểu tri thức. Vì thế, nếu trở thành một người thủ thư yêu nghề, bạn sẽ là người nuôi dưỡng tri thức và tâm hồn cho các em học sinh.
Một khía cạnh khác bạn cũng cần quan tâm khi quyết định chuyển ngành, nghề. Bạn nên cân nhắc kỹ xem nghề đó có phù hợp với tính cách của mình không nhé.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng (trái) và PGS.TS. Nguyễn Đình Phư đang trả lời câu hỏi giao lưu (Ảnh: PĐ)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em lo lắng cho sự nghiệp và tương lai như vậy là rất tốt, rất có trách nhiệm với bản thân. Nhưng không nên quá lo lắng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nhuệ khí trước khi thi đậu vào ĐH. Ngành nào bây giờ và cả trong tương lai đều có số đông thí sinh hết, nhưng nếu em thi đậu vào rồi học giỏi thì nhiều hãng, nhiều công ty sẽ mời đón em. Em có thể chọn Trường ĐH Kinh tế - Luật ( ĐHQG HCM); ĐH Kinh tế quốc dân; các Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bách Khoa, Công nghiệp,... Ngành Tư vấn chăm sóc khách hàng học tại Trường ĐH Tài Chính- Maketing ( Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Q. tân Bình, Tp. HCM).
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Ngành công nghệ thông tin (CNTT) có rất nhiều lĩnh vực: Lập trình, Mạng, Mạng Nội bộ, Thiết kế web, Game,... và Trí tuệ nhân tạo. Nhưng tất nhiên em phải biết lập trình thì mới thấy hết những ứng dụng của CNTT. Em hãy mạnh dạn mà thi vào CNTT. Em sẽ được đào tạo lại từ đầu trong các lĩnh vực trên.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Như em thấy, đất nước mình hiện chỗ nào cũng là công trường. Ngoài ra có thể sang các nước khác để xuất khẩu lao động vì vậy ngành xây dựng nói chung và Công nghệ kỹ thuật xây dựng nói riêng rất cần kỹ sư. Có thể nói ngành mà em chọn lúc nào cũng rất cần cho sự phát triển của nhiều quốc gia.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư. Ảnh PĐ
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thi hai khối A&D là phù hợp. Nhưng cần phải chuẩn bị học và ôn tập tốt để có kết quả cao vì em phải qua kỳ thi tuyển (Tuyển chọn thì phải có loại bỏ!).
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em đã chọn khối B thì có nhiều ngành cho Em chọn lựa: Y, Dược, Sinh học, CN Sinh học, Nông nghiệp, Mỏ Địa chất, Kinh tế,...
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Chị Điệp thân mến,
Rất chia sẻ với những băn khoăn của chị trong việc giúp con chọn lựa ngành, nghề tương lai. Con chị rất cần sự quan tâm và đồng hành của chị, nhất là trong việc giúp cháu đưa ra một quyết định nghề nghiệp đúng đắn. Con chị đã bước vào tuổi 18, chị rất nên khuyến khích cháu tìm hiểu, suy nghĩ và tự đưa ra quyết định cho riêng mình. Với năng khiếu về nghệ thuật, hội họa, cháu có thể theo học cả hai trường (mỹ thuật và kiến trúc). Việc chọn nghề tương lai không nên chỉ dựa vào yếu tố thu nhập cao mà còn cần quan tâm thêm nghề nghiệp đó có mang lại hạnh phúc cho cháu hay không? Để có được hạnh phúc trong nghề nghiệp, cháu phải được làm nghề phù hợp với năng lực, tính cách của cháu.
Chúc chị sẽ là người bạn tuyệt vời, hỗ trợ con trong quyết định lựa chọn ngành nghề tương lai.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng. Ảnh PĐ
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Các ngành cho em: Sân khấu Điện ảnh, Trường Múa. Nhưng vì em lớn rồi nên hãy tới Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa lao động để học Khiêu vũ, Sport Dancing, Người mẫu thời trang,...
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Nếu đã thích thì còn chờ gì nữa. Ngành Điện tử - Viễn thông không nhất thiết phải giỏi Tin học, Em có thể học phần cứng, học điều hành Hệ thống... Chúc Em thành công!
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Chào Hoàng Hải!
Có một xu hướng trong đào tạo hiên nay là không phân biệt ranh giới giữa kinh tế và xã hội. Vi thế trong chương trình đào tạo ngành kinh tế, những bộ môn thuộc về xã hội, tâm lý cũng được đưa vào. Và ngược lại, những người làm kinh doanh thành công cũng thường rất am hiểu về văn hóa xã hội. Tương lai việc học ngành Sư phạm lịch sử của em sẽ phụ thuộc phần lớn vào ước mơ, quyết tâm và kỹ năng học tập của em. Sư phạm lịch sử là một ngành học đào tạo giáo viên dạy lịch sử, đây thực sự có là ước mơ nghề nghiệp của em? Học ngành này cũng có thể làm đươc một sồ nghề khác như nghiên cứu lịch sử, hướng dẫn viên du lịch hoặc ở các bảo tàng...
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em! Hãy dũng cảm lên nhé! Sự vĩ đại của con người không ở tầm vóc và hình dáng bên ngoài của người đó. Nghề mà em có thể chọn là: Kế toán, Tài chính, Kiểm toán,... Lúc đó em chỉ gặp tiền thôi! Mà ai không cần tiền nhỉ, lúc đó em sẽ tự tin hơn nhiều!
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Cả hai ngành em chọn đều được. Nghề nào cũng cần người giỏi, nếu em giỏi thì cánh cửa vào đời sẽ rộng mở chào đón em.
Ảnh: PĐ
**Em muốn đăng kí vào ngành Công nghệ thực phẩm. Vậy ngành này sau này có cần nhiều nhân lực không? (Kim Hường - Email: nangthieunu_1994@yahoo.com.vn.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em đã chọn ngành này - CNTP là tốt rồi. Đó là 1 trong 12 ngành nghề mà Chính phủ VN lực chọn để Phát triển và Hội nhập. Trong xã hội hiện đại, bữa ăn công nghiệp sẽ có chỗ đứng vững chắc, nên CNTP sẽ cần nhiều nhân lực.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy chọn các Trường có đào tạo những ngành sau: Ngoại giao, Du lịch, Kiểm Toán,... Hàng hải và Địa chất.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Thanh Tú thân mến
Đam mê nghề nghiệp thường được hiểu là chúng ta sẵn sàng và quyết tâm làm nghề đó trong những lúc gặp nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là những lúc thiếu tiền. Với sự đam mê mãnh liệt công việc của mình, bạn sẽ tìm ra những cách thức sáng tạo nhất để tiếp cận các cơ hội học nghề và phát triển nghề nghiệp. Tìm hiểu thêm những gương thành công trong ngành thiết kế thời trang, em sẽ thấy mẫu số chung không phải là có những điều kiện thuận lợi mà phần nhiều do sự đam mê của người theo nghề.
Ảnh: PĐ
**Em là học sinh lớp 11 Nhưng em chưa biết phải chọn nghề gì nữa. Ưu điềm của Em có thể làm nhiều thứ như sửa đồ chỉ cần em tập trung là làm được hết bất kể việc đó ra sao, mới lạ cỡ nào. Em cũng có tài nhạy bén trong việc giải quyết vấn đề, em còn có thể hình dung được vấn đề nhanh nhẹn nói chung em là 1 người năng động, em cũng có sở thích ngắm xe hơi. Nhược điểm là vì biết nhiều quá nên em đang phân vân có nên đi theo ngành Chế tạo máy không hay là theo ngành Kinh tế hay là sự kết hợp giữa 2 ngành ? Theo thầy cô nếu em theo học 2 ngành thì em nên chọn ngành nào học trước ? (Nguyễn Phước Anh Khoa - Email: secondhand_serenade95@yahoo.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học ngành Điện tử, Chế tạo máy. Những ngành này cũng ứng dụng Quản trị Kinh doanh. Việc học là vấn đề phải theo đuổi cả đời, Em hãy học nghề chính trước và học nghề hỗ trợ sau.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học các ngành: Thời trang, Bác sĩ thẩm mỹ, Làm tóc,... Ngành Thiết kế Thời trang ( Design) học tại Trường ĐH Mỹ thuật; Ngành BS thẩm mỹ học tại Trường ĐH Y khoa. Dịch vụ Spa, Uốn tóc, Móng tay,... tại các Nhà Văn hóa Thanh niên, Lao động, các Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Sẽ có nhiều ngành nghề cho em chọn. Nếu sức học trung bình thì em chỉ nên chọn thi khối B: Sinh học, Địa chất,... Kế toán
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học bóng đá: Trọng tài, HLV, Chăm sóc sức khỏe, Bác sĩ. Học làm cầu thủ thì chắc là không được vì cầu thủ cần thể lực cho các trận đấu quyết liệt. Từ thích tới việc theo đuổi sự nghiệp là một khoảng cách. Cha ông mình vẫn khuyên" Liệu cơm mà gắp mắm!" Em hãy lựa chọ nghề phù hợp với bản thân, em nhé!
**Anh chị em đã học qua đại học nên khuyên em nên thi vào các khối ngành kỹ thuật nhưng em lại thích khối kinh tế. Em đã đăng ký 2 trường một theo nguyện vọng của anh chị và một theo nguyện vọng của em. Nếu em đậu cả hai thì theo thầy em nên chọn bên nào? (Trần Sang - Email: tran_sang...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Lần trước cũng có một bạn hỏi giống em ( Hãy xem nội dung tư vấn lần trước). Nếu đậu cả hai trường thì em hãy chọn trường mà em thích để học thì mới giỏi được vì SV giỏi sẽ có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Ngành cơ khí chế tạo máy mà anh họ của em đã tốt nghiệp và em sắp thi vào vẫn có chỗ đứng trong nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, Công nghiệp nhẹ, Chế biến, Y khoa, các máy móc nhập khẩu cũng cần chỉnh sửa, cải tiến cho phù hợp với nước ta. Nếu chỉ hành nghề tại Tp Hồ Chí Minh thì rất khó xin việc, vì các lĩnh vực Nông nghiệp, Dầu khí,... lại không nằm ở thành phố.
**Em thích ngành Báo chí và Truyền thông nhưng em sợ mình không đủ khả năng, vì ngành đó chỉ thi vào khối C mà thôi. Khối C thì em học không tốt lắm. Còn khối D thì em học tốt Anh văn và Toán, theo thầy em nên thi vào trường nào? Và ngành đó có phù hợp với em không?
(Huỳnh Thị Thu Thảo - Email: huynhthithuthaokute@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy thi khối D vào các trường ĐH Nhân văn, Luật, Kinh tế. Em có thể học ngoại khóa thêm nghiệp vụ báo chí,để làm phóng viên chuyên trách các mảng nói trên. Còn nếu thi thẳng vào ĐH Báo chí, Nhân Văn thì cơ hội làm báo sẽ nhiều hơn.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em Hương! Kế toán của hai trường này sẽ có một số lĩnh vực giống nhau: tài chính, tiền tệ, nhưng cũng có nhiều lĩnh vực khác nhau: ĐH Kinh tế phổ quát hơn, nhiều sự lựa chọn: Doanh nghiệp, Công ty, Thuế vụ, Hải quan ( tài chính Công),... không phải là Ngân hàng. Chúc em thành công.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Nếu Em học giỏi ba môn nói trên thì em có thể thi khối B: Y, Dược, Sinh học, Địa chất, Kinh tế. Các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Quốc tế, Luật kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Tp. HCM. Ngoài ra các trường ĐH Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Y-Dược cũng đào tạo những ngành này.
**Em rất yêu thích công nghệ thông tin và đang học ngành này tại một trường ĐH, năm nay là năm em phải chọn chuyên ngành để học, Thầy cô có thể tư vấn cho em một số chuyên ngành trong ngành Công nghệ thông tin có triển vọng trong tương lai không ạ? Em cảm ơn. (Trúc Hà - Email: ChucXinh1989@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều lĩnh vực: Lập trình; Mạng; Công nghệ nhận dạng; Công nghệ 3D,... hai nghề sau là mới và hấp dẫn cho những người đam mê nghiên cứu.
**Chào Ban tư vấn tuyển sinh, em đang phân vân không biết nên học nghề cơ khí hay điện tử, xin Ban tư vấn giúp em chọn một ngành đang cần nhiều lao động ở Việt nam hiện nay ạ? Em cảm ơn. (Tuấn Tú - Email: tauntu-coolboy@gmail.com)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Ngành cơ khí hay điện tử đều là những ngành kỹ thuật. Tố chất để theo học và làm tốt ngành này là tính cách hướng nội, có khả năng tư duy toán học, lôgic tốt. Thái độ công việc tốt với nghành nghề này là thích tìm tòi, nghiên cứu, đam mê sáng tạo kỹ thuật.
Ngành nghề cần nhiều lao động hiện nay vẫn là các ngành về kinh tế như tài chính, kế toán, kinh doanh.Tuy nhiên, để thành công trong những ngành nghề này em cần có những tố chất phù hợp.
**Chào thầy cô, ngành bảo hộ lao động hiện đang là một ngành mới ở một số trường đại học. Xin cho em hỏi công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành này cụ thể sẽ là gì ạ? Em cảm ơn. (Ngọc Mai - Email: ngocmai...@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy thi vào Trường ĐH Lao động Xã hội thuộc vào Bộ Lao động, hoặc ĐH Công Đoàn. Cả hai trường này có các cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Công việc của sinh viên tốt nghiệp là: Nghiên cứu các thiết bị bảo hộ cho người lao động; Thực thi Luật an toàn lao động; làm chế độ cho người lao động; Làm lãnh đạo Công đoàn tại cơ quan, xí nghiệp, công ty, Quận huyện, thành phố và cả Tổng Liên đoàn Lao động.
Chương trình cũng được tường thuật trực tuyến tại địa chỉ www.phapluattp.vn của báo Pháp Luật TP.HCM. Trước đó, chương trình đã nhận được hàng trăm câu hỏi của độc giả muốn được tư vấn về lựa chọn ngành nghề phù hợp.
Các chuyên gia, nhà giáo tư vấn trong chương trình gồm:
1. PGS.TS Nguyễn Đình Phư - Giảng viên Khoa Toán - Tin, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).
2. Thạc sĩ Trần Minh Trọng - Giám đốc Trung tâm Phát triển nguồn nhân lực Viện Leadman.
Ngay từ bây giờ, các bạn học sinh, các bậc phụ huynh có nhu cầu được tư vấn và hướng nghiệp, chọn ngành nghề phù hợp, phương pháp học tập và ôn thi hiệu quả, vui lòng đặt câu hỏi tại đây.
**Em có khả năng học tốt các môn Toán, Lý, Hóa, Anh và những môn cần kha khá logic. Đồng thời cũng có khả năng thuyết trình. Em nên theo học những ngành nào và những trường nào? Thầy tư vấn giúp em. Em cảm ơn. (Như Ý - Email: yin.royal@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào em! Em nên học và ôn tập tốt cho các khối A,D. Ngành khối A: Toán+ Lý+ Hóa; Ngành khối D: Toán + Văn+ Ngoại ngữ. Còn ngành cụ thể thì phải tùy thuộc vào năng khiếu và sự đam mê của em.
**Em đã tốt nghiệp ngành Thư ký văn phòng, em muốn liên thông lên ngành Quản trị kinh doanh, em nghe nói từ ngành Thư ký văn phòng phải học liên thông ngành Quản trị văn phòng thì mới liên thông lên ngành Quản trị kinh doanh được. Vậy em phải học ngành Quản trị văn phòng ở đâu? học ở trường nào? trong thời gian bao lâu? (Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên - Email: thaonguyen.nguyen202@gmail.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em. Học QTKD thì không nhất thiết phải học QTVP. Quản trị kinh doanh được đào tạo tại rất nhiều trường ĐH và CĐ thuộc ngành kinh tế, tài chính.
**Chào quý thầy cô, em đang là sinh viên năm 1 trường đại học KHXH & NV ngành thư viện thông tin, năm tới em sẽ phải chọn một chuyên ngành riêng. Em thấy ngành này hiện nay thu nhập không cao nên quyết định chuyển ngành, xin thầy cô cho em một lời khuyên? (Thu An - Email: hanoimuathu@yahoo.com)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Thu An thân mến!
Đúng là thu nhập chính thức của nghề thủ thư không cao, nhưng nếu bạn biết khai thác "nguồn tài nguyên" tri thức từ công việc làm thư viện thì vẫn có cơ hội cải thiện thu nhập chính đáng. Làm nghề này, bạn được đọc sách, báo thường xuyên (miễn phí) , bạn có thể sử dụng tri thức này để viết báo, tham gia các cuộc thi về kiến thức (được tổ chức khá nhiều và thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay). Bạn cũng có thể trở thành một diễn giả giới thiệu kỹ năng đọc sách hoặc nói chuyện về một chuyên đề chuyên sâu mà bạn yêu thích. Tâm sự thêm với bạn là học sinh, sinh viên hiện nay đang rất cần những người thủ thư quan tâm, hướng dẫn các em đọc sách, tìm hiểu tri thức. Vì thế, nếu trở thành một người thủ thư yêu nghề, bạn sẽ là người nuôi dưỡng tri thức và tâm hồn cho các em học sinh.
Một khía cạnh khác bạn cũng cần quan tâm khi quyết định chuyển ngành, nghề. Bạn nên cân nhắc kỹ xem nghề đó có phù hợp với tính cách của mình không nhé.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng (trái) và PGS.TS. Nguyễn Đình Phư đang trả lời câu hỏi giao lưu (Ảnh: PĐ)
** Em chuẩn bị vào lớp 12, em dự định sẽ thi vào 2 khối A và D, em thích kinh tế nhưng em biết hiện nay kinh tế là ngành có đông số học viên đang kí, tỉ lệ được chọn vào học trong trường ngày càng thấp. Em không biết phải làm sao nữa. Em không biết nên chọn ngành nào để phù hợp với mình cũng như với việc tìm kiếm nghề sau khóa học. Nhờ các thầy cô tư vấn dùm em và em có thể chọn trường nào từ 2 khối này? Em thấy ngành " Tư vấn trực tiếp chăm sóc khách hàng" nhưng lại không biết phải thi vào trường nào, nhờ thầy cô giúp em với. Em cảm ơn! (Võ Quỳnh Quyên - Email: peheyhon_timbanchiase@yahoo.com. )
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em lo lắng cho sự nghiệp và tương lai như vậy là rất tốt, rất có trách nhiệm với bản thân. Nhưng không nên quá lo lắng vì nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và nhuệ khí trước khi thi đậu vào ĐH. Ngành nào bây giờ và cả trong tương lai đều có số đông thí sinh hết, nhưng nếu em thi đậu vào rồi học giỏi thì nhiều hãng, nhiều công ty sẽ mời đón em. Em có thể chọn Trường ĐH Kinh tế - Luật ( ĐHQG HCM); ĐH Kinh tế quốc dân; các Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Bách Khoa, Công nghiệp,... Ngành Tư vấn chăm sóc khách hàng học tại Trường ĐH Tài Chính- Maketing ( Đường Nguyễn Trọng Tuyển, Q. tân Bình, Tp. HCM).
**Em rất muốn thi ngành Công nghệ thông tin của trường Bách khoa Đà Nẵng, nhưng em nghe nói học ngành này rất khó về phần lập trình và hiện tại em học lập trình Pascal không tốt lắm. Vậy thì em có thể thi vào ngành này và học lập trình lại từ đầu được không? (Lê Xuân Toàn - Email: ikel35@yahoo.com.vn.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Ngành công nghệ thông tin (CNTT) có rất nhiều lĩnh vực: Lập trình, Mạng, Mạng Nội bộ, Thiết kế web, Game,... và Trí tuệ nhân tạo. Nhưng tất nhiên em phải biết lập trình thì mới thấy hết những ứng dụng của CNTT. Em hãy mạnh dạn mà thi vào CNTT. Em sẽ được đào tạo lại từ đầu trong các lĩnh vực trên.
**Em đang học lớp 12, em muốn thi vào trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Em định học ngành Công nghệ Kỹ thuật Công trình xây dựng. Nhờ Hội đồng tư vấn giúp em đầu ra của ngành này thế nào? Em cảm ơn. (Nguyễn Huy - Email: khi_yeu_chuoi_1994@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Như em thấy, đất nước mình hiện chỗ nào cũng là công trường. Ngoài ra có thể sang các nước khác để xuất khẩu lao động vì vậy ngành xây dựng nói chung và Công nghệ kỹ thuật xây dựng nói riêng rất cần kỹ sư. Có thể nói ngành mà em chọn lúc nào cũng rất cần cho sự phát triển của nhiều quốc gia.
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư. Ảnh PĐ
** Em không thích 1 ngành nào nhất định, em có tư duy tốt, Toán, Lí, Hóa em học khá ổn, chỉ môn Văn quá tệ, Anh văn em cũng khá. Em muốn thi khối A và D có được không? Mong các thầy cô chỉ giáo cho em một số ngành để em theo học. (Kinh Luân - Email: kuluan0208@gmail.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thi hai khối A&D là phù hợp. Nhưng cần phải chuẩn bị học và ôn tập tốt để có kết quả cao vì em phải qua kỳ thi tuyển (Tuyển chọn thì phải có loại bỏ!).
**Em thích thi vào khối B. Nhưng em chưa biết thi vào ngành nào? Lực học của em chỉ khá thôi. Xin Hội đồng tư vấn giúp em. (Lê Kiều Ngân - Email: ch0luoj@yahoo.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em đã chọn khối B thì có nhiều ngành cho Em chọn lựa: Y, Dược, Sinh học, CN Sinh học, Nông nghiệp, Mỏ Địa chất, Kinh tế,...
**Xin chào Ban tư vấn tuyển sinh, tôi là phụ huynh của học sinh lớp 12 đang chuẩn bị thi vào đại học, con tôi yêu thích nghệ thuật và đã định đăng ký thi vào ngành hội họa trường đại học Mỹ thuật. Theo tôi nghĩ ngành này sau khi học xong thì chỉ đi làm họa sĩ vẽ tranh hoặc là một công việc gì đó không có thu nhập cao nên yêu cầu cháu thi vào kiến trúc mặc dù cháu không giỏi về tính toán các con số. Liệu quyết định đó của tôi có đúng đối với xu thế xã hội bây giờ hay không? Tôi đang rất băn khoăn. (Hoàng Điệp - Email: diep-hoangnguyen@gmail.com)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Chị Điệp thân mến,
Rất chia sẻ với những băn khoăn của chị trong việc giúp con chọn lựa ngành, nghề tương lai. Con chị rất cần sự quan tâm và đồng hành của chị, nhất là trong việc giúp cháu đưa ra một quyết định nghề nghiệp đúng đắn. Con chị đã bước vào tuổi 18, chị rất nên khuyến khích cháu tìm hiểu, suy nghĩ và tự đưa ra quyết định cho riêng mình. Với năng khiếu về nghệ thuật, hội họa, cháu có thể theo học cả hai trường (mỹ thuật và kiến trúc). Việc chọn nghề tương lai không nên chỉ dựa vào yếu tố thu nhập cao mà còn cần quan tâm thêm nghề nghiệp đó có mang lại hạnh phúc cho cháu hay không? Để có được hạnh phúc trong nghề nghiệp, cháu phải được làm nghề phù hợp với năng lực, tính cách của cháu.
Chúc chị sẽ là người bạn tuyệt vời, hỗ trợ con trong quyết định lựa chọn ngành nghề tương lai.
Thạc sỹ Trần Minh Trọng. Ảnh PĐ
**Em là người có tính năng động và rất thích nhảy nhót, vậy cho em hỏi có trường nào tuyển sinh năng khiếu về lĩnh vực này không ạ? (Phạm Anh Đức - Email: bboy_jodo_mw@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Các ngành cho em: Sân khấu Điện ảnh, Trường Múa. Nhưng vì em lớn rồi nên hãy tới Nhà Văn hóa Thanh niên, Nhà Văn hóa lao động để học Khiêu vũ, Sport Dancing, Người mẫu thời trang,...
**Em rất thích học khoa điện tử viễn thông trong Học viên Bưu chính Viễn thông nhưng em học Tin học không được giỏi. Vậy em có thể thi vào trường đó được không? Mong các thầy, cô tư vấn giúp em. Em cảm ơn ạ. (Võ Minh Chiến - Email: minhchien_congtuphuocthanh@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em thân mến! Nếu đã thích thì còn chờ gì nữa. Ngành Điện tử - Viễn thông không nhất thiết phải giỏi Tin học, Em có thể học phần cứng, học điều hành Hệ thống... Chúc Em thành công!
**Chào Ban tư vấn, em đọc báo thấy những ngành kinh tế đang ở giai đoạn bão hòa nhân lực nên em đã quyết định chọn ngành xã hội để thi trong năm nay. Theo quý thầy cô thì em theo học ngành Sư phạm Lịch sử có tương lai hay không? Khi ra trường có phải chạy trường mới có chỗ dạy không ạ? Em cảm ơn. (Hoàng Hải - Email: hoanghai...123@gmail.com)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Chào Hoàng Hải!
Có một xu hướng trong đào tạo hiên nay là không phân biệt ranh giới giữa kinh tế và xã hội. Vi thế trong chương trình đào tạo ngành kinh tế, những bộ môn thuộc về xã hội, tâm lý cũng được đưa vào. Và ngược lại, những người làm kinh doanh thành công cũng thường rất am hiểu về văn hóa xã hội. Tương lai việc học ngành Sư phạm lịch sử của em sẽ phụ thuộc phần lớn vào ước mơ, quyết tâm và kỹ năng học tập của em. Sư phạm lịch sử là một ngành học đào tạo giáo viên dạy lịch sử, đây thực sự có là ước mơ nghề nghiệp của em? Học ngành này cũng có thể làm đươc một sồ nghề khác như nghiên cứu lịch sử, hướng dẫn viên du lịch hoặc ở các bảo tàng...
**Chào Hội đồng tư vấn, em là một người trầm tính, chắc em mặc cảm với số phận của mình nên em mới trở nên rụt rè và học sút nhiều. Môn nào cũng ở mức trung bình cả, với lại em bị sứt môi thì nên học ngành gì phù hợp. Em cảm ơn Hội đồng. (Thắm - Email: lovestoryspring@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em! Hãy dũng cảm lên nhé! Sự vĩ đại của con người không ở tầm vóc và hình dáng bên ngoài của người đó. Nghề mà em có thể chọn là: Kế toán, Tài chính, Kiểm toán,... Lúc đó em chỉ gặp tiền thôi! Mà ai không cần tiền nhỉ, lúc đó em sẽ tự tin hơn nhiều!
**Em không biết ngành Kế toán sau này ra trường có khó xin việc không? Em đang phân vân giữa Luật kinh tế và Kế toán em nên chọn ngành nào ạ? (Bình An - Email: canhdongboconganh_123@yahoo.com.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Cả hai ngành em chọn đều được. Nghề nào cũng cần người giỏi, nếu em giỏi thì cánh cửa vào đời sẽ rộng mở chào đón em.
Ảnh: PĐ
**Em muốn đăng kí vào ngành Công nghệ thực phẩm. Vậy ngành này sau này có cần nhiều nhân lực không? (Kim Hường - Email: nangthieunu_1994@yahoo.com.vn.)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em đã chọn ngành này - CNTP là tốt rồi. Đó là 1 trong 12 ngành nghề mà Chính phủ VN lực chọn để Phát triển và Hội nhập. Trong xã hội hiện đại, bữa ăn công nghiệp sẽ có chỗ đứng vững chắc, nên CNTP sẽ cần nhiều nhân lực.
**Em chào Ban tư vấn! Thưa các thầy, các cô! Em hiện đang là học sinh lớp 11, em rất mong được các thầy cô tư vấn giúp em về vấn đề chọn nghề. Em rất thích được đi nhiều nơi, những công việc thoải mái, không gò bó, tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, mức lương tương đối khá và ổn định. Lực học của em: khá (em muốn chọn trường có số điểm dao động từ 18 đến 22). (Lương Hòa - Email: lh…Lh@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy chọn các Trường có đào tạo những ngành sau: Ngoại giao, Du lịch, Kiểm Toán,... Hàng hải và Địa chất.
**Chào Ban tư vấn tuyển sinh, thế giới giải trí ở Việt Nam đang rất phát triển, em muốn theo học ngành thiết kế thời trang để theo đuổi đam mê và có cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Nhưng em băn khoăn rằng liệu không có nhiều tiền có học được và phát triển nghề hay không? Có phải nghề này chỉ giành cho những người có điều kiện như người ta nói? Em cảm ơn. (Thanh Tú - Email: tuthanhdesigner@gmail.com.)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Thanh Tú thân mến
Đam mê nghề nghiệp thường được hiểu là chúng ta sẵn sàng và quyết tâm làm nghề đó trong những lúc gặp nhiều khó khăn nhất, đặc biệt là những lúc thiếu tiền. Với sự đam mê mãnh liệt công việc của mình, bạn sẽ tìm ra những cách thức sáng tạo nhất để tiếp cận các cơ hội học nghề và phát triển nghề nghiệp. Tìm hiểu thêm những gương thành công trong ngành thiết kế thời trang, em sẽ thấy mẫu số chung không phải là có những điều kiện thuận lợi mà phần nhiều do sự đam mê của người theo nghề.
Ảnh: PĐ
**Em là học sinh lớp 11 Nhưng em chưa biết phải chọn nghề gì nữa. Ưu điềm của Em có thể làm nhiều thứ như sửa đồ chỉ cần em tập trung là làm được hết bất kể việc đó ra sao, mới lạ cỡ nào. Em cũng có tài nhạy bén trong việc giải quyết vấn đề, em còn có thể hình dung được vấn đề nhanh nhẹn nói chung em là 1 người năng động, em cũng có sở thích ngắm xe hơi. Nhược điểm là vì biết nhiều quá nên em đang phân vân có nên đi theo ngành Chế tạo máy không hay là theo ngành Kinh tế hay là sự kết hợp giữa 2 ngành ? Theo thầy cô nếu em theo học 2 ngành thì em nên chọn ngành nào học trước ? (Nguyễn Phước Anh Khoa - Email: secondhand_serenade95@yahoo.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học ngành Điện tử, Chế tạo máy. Những ngành này cũng ứng dụng Quản trị Kinh doanh. Việc học là vấn đề phải theo đuổi cả đời, Em hãy học nghề chính trước và học nghề hỗ trợ sau.
**Em sinh ra trong một gia đình người Hoa, ba mẹ em buôn bán tại nhà, cuộc sống gia đình em ở mức trung bình thôi. Riêng em lại không thích nối nghiệp của ba mẹ, em thích làm đẹp cho mọi người, vậy em nên học ngành gì và học ở đâu? (Tinh Anh - Email: tinhanh_anh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học các ngành: Thời trang, Bác sĩ thẩm mỹ, Làm tóc,... Ngành Thiết kế Thời trang ( Design) học tại Trường ĐH Mỹ thuật; Ngành BS thẩm mỹ học tại Trường ĐH Y khoa. Dịch vụ Spa, Uốn tóc, Móng tay,... tại các Nhà Văn hóa Thanh niên, Lao động, các Trung tâm dạy nghề, hướng nghiệp.
**Em rất thích học nhưng học lực chỉ trung bình ở đều các môn, đặc biệt em thích các môn tự nhiên. Vâỵ em nên học ngành nào và trường nào ạ? (Thanh Minh - Email: thanhminh...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Sẽ có nhiều ngành nghề cho em chọn. Nếu sức học trung bình thì em chỉ nên chọn thi khối B: Sinh học, Địa chất,... Kế toán
**Em rất thích thể thao, đặc biệt là bóng đá, em định thi vào trường thể dục thể thao nhưng chiều cao của em rất khiêm tốn, chỉ cao 1m50 thôi. Theo thầy em có nên theo học trường đó không? (Thanh Tài - Email: tai_cute...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em có thể học bóng đá: Trọng tài, HLV, Chăm sóc sức khỏe, Bác sĩ. Học làm cầu thủ thì chắc là không được vì cầu thủ cần thể lực cho các trận đấu quyết liệt. Từ thích tới việc theo đuổi sự nghiệp là một khoảng cách. Cha ông mình vẫn khuyên" Liệu cơm mà gắp mắm!" Em hãy lựa chọ nghề phù hợp với bản thân, em nhé!
**Anh chị em đã học qua đại học nên khuyên em nên thi vào các khối ngành kỹ thuật nhưng em lại thích khối kinh tế. Em đã đăng ký 2 trường một theo nguyện vọng của anh chị và một theo nguyện vọng của em. Nếu em đậu cả hai thì theo thầy em nên chọn bên nào? (Trần Sang - Email: tran_sang...@yahoo.com.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Lần trước cũng có một bạn hỏi giống em ( Hãy xem nội dung tư vấn lần trước). Nếu đậu cả hai trường thì em hãy chọn trường mà em thích để học thì mới giỏi được vì SV giỏi sẽ có nhiều cơ hội trong nghề nghiệp.
** Em có một người anh họ đã hoàn chỉnh chương trình đại học ngành Cơ khí chế tạo máy nhưng lại không tìm được công việc đúng ngành, em rất thích ngành này và đã đăng ký thi đại học năm nay. Theo thầy cô thì em có quá mạo hiểm hay không? Cơ hội việc làm ngành này ở Tp.HCM hiện nay ra sao? (Ngọc Long - Email: Longnguyen9689_2004@yahoo.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Ngành cơ khí chế tạo máy mà anh họ của em đã tốt nghiệp và em sắp thi vào vẫn có chỗ đứng trong nhiều lĩnh vực: Nông nghiệp, Công nghiệp nhẹ, Chế biến, Y khoa, các máy móc nhập khẩu cũng cần chỉnh sửa, cải tiến cho phù hợp với nước ta. Nếu chỉ hành nghề tại Tp Hồ Chí Minh thì rất khó xin việc, vì các lĩnh vực Nông nghiệp, Dầu khí,... lại không nằm ở thành phố.
**Em thích ngành Báo chí và Truyền thông nhưng em sợ mình không đủ khả năng, vì ngành đó chỉ thi vào khối C mà thôi. Khối C thì em học không tốt lắm. Còn khối D thì em học tốt Anh văn và Toán, theo thầy em nên thi vào trường nào? Và ngành đó có phù hợp với em không?
(Huỳnh Thị Thu Thảo - Email: huynhthithuthaokute@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy thi khối D vào các trường ĐH Nhân văn, Luật, Kinh tế. Em có thể học ngoại khóa thêm nghiệp vụ báo chí,để làm phóng viên chuyên trách các mảng nói trên. Còn nếu thi thẳng vào ĐH Báo chí, Nhân Văn thì cơ hội làm báo sẽ nhiều hơn.
**Em chào toàn thể thầy cô trong ban tư vấn, Em tên là Phạm Thị Hương, hiện em đang học lớp 12 chuẩn bị thi đại học, nghành em lựa chọn là nghành Kế toán nhưng em đang băn khoăn không biết nên chọn đại học Ngân hàng TPHCM hay đại học Kinh tế TPHCM. Cho em hỏi là chuyên nghành Kế toán của 2 trường này có gì khác nhau và cơ hội việc làm khi học trường nào tốt hơn.Nếu ra trường em không làm trong ngân hàng thì em nên học đại học ngân hàng hay đại học Kinh tế. Em xin chân thành cảm ơn, Kính chúc sức khỏe quý thầy cô. (Phạm Thị Hương - Email: manhhung1605@yahoo.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Chào Em Hương! Kế toán của hai trường này sẽ có một số lĩnh vực giống nhau: tài chính, tiền tệ, nhưng cũng có nhiều lĩnh vực khác nhau: ĐH Kinh tế phổ quát hơn, nhiều sự lựa chọn: Doanh nghiệp, Công ty, Thuế vụ, Hải quan ( tài chính Công),... không phải là Ngân hàng. Chúc em thành công.
**Em thì học tốt Toán và Hóa, Sinh, con Lý thì cũng tàm tạm. Em thì rất ít học bài nên em không biết chọn khối nào và trường nào để thi. Mong các chuyên gia tư vấn cho em . Em thành thật cảm ơn!!!! (Trần Điền Phú - Email: dienphu2020@plo.vn)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Nếu Em học giỏi ba môn nói trên thì em có thể thi khối B: Y, Dược, Sinh học, Địa chất, Kinh tế. Các trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Quốc tế, Luật kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Tp. HCM. Ngoài ra các trường ĐH Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng, Y-Dược cũng đào tạo những ngành này.
**Em rất yêu thích công nghệ thông tin và đang học ngành này tại một trường ĐH, năm nay là năm em phải chọn chuyên ngành để học, Thầy cô có thể tư vấn cho em một số chuyên ngành trong ngành Công nghệ thông tin có triển vọng trong tương lai không ạ? Em cảm ơn. (Trúc Hà - Email: ChucXinh1989@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Ngành Công nghệ thông tin (CNTT) có nhiều lĩnh vực: Lập trình; Mạng; Công nghệ nhận dạng; Công nghệ 3D,... hai nghề sau là mới và hấp dẫn cho những người đam mê nghiên cứu.
**Chào Ban tư vấn tuyển sinh, em đang phân vân không biết nên học nghề cơ khí hay điện tử, xin Ban tư vấn giúp em chọn một ngành đang cần nhiều lao động ở Việt nam hiện nay ạ? Em cảm ơn. (Tuấn Tú - Email: tauntu-coolboy@gmail.com)
Thạc sỹ Trần Minh Trọng trả lời:
Ngành cơ khí hay điện tử đều là những ngành kỹ thuật. Tố chất để theo học và làm tốt ngành này là tính cách hướng nội, có khả năng tư duy toán học, lôgic tốt. Thái độ công việc tốt với nghành nghề này là thích tìm tòi, nghiên cứu, đam mê sáng tạo kỹ thuật.
Ngành nghề cần nhiều lao động hiện nay vẫn là các ngành về kinh tế như tài chính, kế toán, kinh doanh.Tuy nhiên, để thành công trong những ngành nghề này em cần có những tố chất phù hợp.
**Chào thầy cô, ngành bảo hộ lao động hiện đang là một ngành mới ở một số trường đại học. Xin cho em hỏi công việc của sinh viên tốt nghiệp ngành này cụ thể sẽ là gì ạ? Em cảm ơn. (Ngọc Mai - Email: ngocmai...@gmail.com)
PGS.TS. Nguyễn Đình Phư trả lời:
Em hãy thi vào Trường ĐH Lao động Xã hội thuộc vào Bộ Lao động, hoặc ĐH Công Đoàn. Cả hai trường này có các cơ sở đào tạo tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Công việc của sinh viên tốt nghiệp là: Nghiên cứu các thiết bị bảo hộ cho người lao động; Thực thi Luật an toàn lao động; làm chế độ cho người lao động; Làm lãnh đạo Công đoàn tại cơ quan, xí nghiệp, công ty, Quận huyện, thành phố và cả Tổng Liên đoàn Lao động.
PV