Bức tượng nữ thần Durga bốn tay.

Tượng nữ thần Durga: Có thể đã bị thất lạc từ rừng Mỹ Sơn

(PLO)- Theo Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, có thể bức tượng nữ thần Durga bị thất lạc trong khu vực rừng Mỹ Sơn từ sau chiến tranh...

Ngày 13-9, tại London (Anh), đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Anh đã tiếp nhận bức tượng đồng nữ thần Durga bốn tay, có niên đại từ thế kỷ thứ 7, với chiều dài khoảng 2 m và nặng khoảng 250 kg từ một gia đình người Anh.

Bức tượng được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận là di sản thế giới.

Bức tượng nữ thần Durga bốn tay được cho là có nguồn gốc từ Mỹ Sơn.
Bức tượng nữ thần Durga bốn tay được cho là có nguồn gốc từ Mỹ Sơn. (Ảnh do Bộ Nội vụ Mỹ cung cấp)
Du khách nước ngoài tham quan di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ảnh: TN
Du khách nước ngoài tham quan di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn. Ảnh: TN

Nguồn gốc bức tượng

Thông tin từ Cục An ninh nội địa Mỹ (HSI) thì bức tượng trên đã được nhà buôn đồ cổ Douglas Latchford xác nhận có nguồn gốc từ Mỹ Sơn, Việt Nam và đã bị đánh cắp vào năm 2008.

Tháng 6-2023, Bộ Tư pháp Mỹ đăng thông cáo giải quyết vụ kiện dân sự, tịch thu 12 triệu USD từ việc buôn bán cổ vật Đông Nam Á bị nhà buôn cổ vật Douglas Latchford đánh cắp. Nhà buôn này bị truy tố tội âm mưu lừa đảo có tổ chức cùng các tội danh khác.

Từ năm 2003 đến 2020, nhà buôn Douglas Latchford đã kiếm được hơn 12 triệu USD tiền thanh toán cho việc bán cổ vật bị đánh cắp và buôn lậu từ Đông Nam Á cho người mua và đại lý ở Mỹ.

Hai năm 2008 và 2009, nhà buôn này đã sử dụng số tiền thu được từ việc buôn bán cổ vật bị đánh cắp và buôn lậu để mua bức tượng đồng nữ thần Durga. Sau khi qua đời vào năm 2020, ông để lại cho con gái hơn 125 bức tượng, trong đó có bức tượng nữ thần Durga.

Trong thỏa thuận dàn xếp vụ kiện, con gái nhà buôn Douglas Latchford đã đồng ý trả lại tiền và bức tượng nữ thần Durga bốn tay được cha mình mua bằng tiền bất hợp pháp.

Theo điều tra của HSI, tháng 1-2009, nhà buôn Douglas Latchford gửi email cho một đại lý buôn cổ vật bức ảnh bức tượng đồng nữ thần Durga đặt nằm ngửa, được bao phủ bởi bụi bẩn và khoáng chất, giống như vừa được khai quật. Ông này xác định bức tượng được tìm thấy ở Mỹ Sơn.

My Son.jpg
Du khách tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: THANH NHẬT
di tich My son.JPG
Du khách tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: THANH NHẬT
Bao-vat-quoc-gia-dai-tho-My-Son-A10.JPG
Bảo vật quốc gia Đài thờ Mỹ Sơn A10. Ảnh: MS

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có ba bảo vật quốc gia, trong đó Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn đang lưu giữ, bảo quản và phát huy giá trị hai bảo vật là đài thờ Mỹ Sơn A10 và tượng Ekhamukhalinga.

Quảng Nam muốn tiếp nhận cổ vật

Ngày 27-9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu có công văn gửi Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao về việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho tỉnh Quảng Nam tiếp nhận cổ vật bức tượng này.

UBND tỉnh Quảng Nam đề nghị Bộ VH-TT&DL, Bộ Ngoại giao nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền thống nhất cho phép tỉnh Quảng Nam được tiếp nhận bức tượng đồng nữ thần Durga bốn tay sau khi hiện vật được đưa về Việt Nam để trưng bày tại di sản văn hóa thế giới - khu đền tháp Mỹ Sơn, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách.

trung bay co vat o My Son.JPG
Phòng trưng bày tại thánh địa Mỹ Sơn. Ảnh: TN
thanh dia My Son.JPG
Một bức tượng được trưng bày tại Mỹ Sơn. Ảnh: TN

Phản hồi đề nghị của Quảng Nam, Bộ VH-TT&DL cho rằng việc để mất cắp và buôn bán trái phép cổ vật có giá trị trong di tích là việc đáng tiếc, thể hiện công tác quản lý di sản văn hóa còn chưa thực sự chặt chẽ.

Bộ VH-TT&DL đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam cung cấp, làm rõ các thông tin liên quan đến việc bức tượng bị đánh cắp.

“Trên cơ sở những thông tin cụ thể được UBND tỉnh Quảng Nam cung cấp, Bộ VH-TT&DL sẽ xem xét, đề xuất phương án nơi tiếp nhận phù hợp, bảo đảm giá trị cổ vật bức tượng đồng nữ thần Durga được bảo vệ và phát huy tốt nhất theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa” - Bộ VH-TT&DL đề nghị.

“Nếu bức tượng đồng nữ thần Durga được trưng bày, giới thiệu tại khu đền tháp Mỹ Sơn sẽ góp phần thu hút du khách đến với di sản văn hóa thế giới này.”

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn

Di-san-van-hoa-My-Son.jpg
Di sản văn hoá thế giới Mỹ Sơn. Ảnh: TN

Cung cấp thông tin về bức tượng, UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định từ khi thành lập vào năm 1995 đến nay, Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn chưa phát hiện hay quản lý bức tượng đồng nữ thần Durga bốn tay này và mong muốn Bộ VH-TT&DL cho tỉnh này tiếp nhận cổ vật.

Ông Nguyễn Công Khiết, Phó Giám đốc Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn, người từng có nhiều năm nghiên cứu văn hóa, gắn bó với Mỹ Sơn, khẳng định đơn vị chưa từng phát hiện hoặc bảo quản bức tượng nữ thần Durga bốn tay.

“Tuy nhiên, những năm sau chiến tranh, nhiều người dân xung quanh khu đền tháp Mỹ Sơn đã vào khu vực rừng Mỹ Sơn để tìm kiếm phế liệu còn sót lại. Do đó có thể bức tượng đồng nữ thần Durga này bị thất lạc trong khu vực rừng Mỹ Sơn từ sau chiến tranh và nằm ngoài vùng lõi di tích (có diện tích 32 ha) do Ban quản lý di sản văn hóa Mỹ Sơn quản lý, sau đó được người dân phát hiện và bán trái phép cho các đối tượng chuyên mua bán cổ vật” - ông Khiết thông tin.

Theo ông Khiết, trong Hindu giáo, Durga là một nữ thần đặc biệt, có dấu ấn sâu đậm trong đời sống tinh thần của các tín đồ Hindu và được tôn thờ như biểu tượng của lực lượng siêu nhiên, thánh thiện, vị nữ thần diệt trừ và chiến thắng cái ác. Nữ thần Durga còn được xem là một biểu tượng của tình yêu tinh khiết, lòng dũng cảm và ánh sáng.

“Vì vậy, nếu bức tượng đồng nữ thần Durga được trưng bày, giới thiệu tại khu đền tháp Mỹ Sơn sẽ góp phần thu hút du khách đến với di sản văn hóa thế giới này” - ông Khiết nêu lý do muốn bức tượng được lưu giữ tại Mỹ Sơn.•

Mong tiếp nhận, trưng bày tượng nữ thần Durga tại Durga

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam, cho biết sở nhận thấy rất cần thiết xin tiếp nhận bức tượng nữ thần Durga bốn tay này nếu xác minh thông tin chính xác về bức tượng có xuất xứ tại khu vực Mỹ Sơn. Việc tiếp nhận cổ vật này nhằm trưng bày, bảo quản và phát huy giá trị tại Bảo tàng Khu di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, góp phần phát triển du lịch.

Đọc thêm