Đóng vải thiều xuất khẩu đi Trung Quốc tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Mặc dù lượng vải tươi xuất khẩu đi Trung Quốc năm nay có sụt giảm, nhưng theo thống kê đến ngày 28-6, lượng vải xuất qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lào Cai đạt khoảng 25.000 tấn. Còn ở Lạng Sơn, hiện tại vải được xuất khẩu qua 4 cửa khẩu chính gồm Tân Thanh, Cống Trắng, Chi Ma và Nà Nưa cùng khoảng 10 điểm cân nhỏ với trọng lượng 1.200 - 1.300 tấn mỗi ngày.
Tuy vậy, hiện người dân đang lo lắng trước thông tin cho rằng, vải Trung Quốc đang xâm nhập ngược trở lại thị trường Việt Nam, được bán trên địa bàn huyện Tân Thanh, Lạng Sơn với giá khoảng 7 NDT/kg (gần 25.000 đồng). Cũng theo thông tin, vải Trung Quốc có màu trắng đục, ăn ngọt như đường hóa học.
Song, đại diện một số cơ quan chức năng chiều qua 30-6 đều khẳng định, không có việc vải Trung Quốc xâm nhập ngược thị trường Việt Nam. Bà Bế Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Lạng Sơn khẳng định, hiện vải Việt Nam xuất đi Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn mỗi ngày khoảng 100-200 xe. “Cá nhân tôi cho rằng, thông tin vải Trung Quốc dội ngược trở lại thị trường Việt Nam là không chính xác. Vải Việt Nam hiện rất rẻ, thương lái Trung Quốc còn đến tận Lục Ngạn để nhập hàng”, bà Hiền cho biết.
Đại diện Hải quan Lạng Sơn cũng khẳng định, thông tin về vải Trung Quốc dội ngược trở lại Việt Nam, xuất hiện trên thị trường huyện Tân Thanh là không chính xác. Tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, chưa có lô hàng vải nào của Trung Quốc mở tờ khai nhập khẩu vào Việt Nam.
Tuy vậy, hiện người dân đang lo lắng trước thông tin cho rằng, vải Trung Quốc đang xâm nhập ngược trở lại thị trường Việt Nam, được bán trên địa bàn huyện Tân Thanh, Lạng Sơn với giá khoảng 7 NDT/kg (gần 25.000 đồng). Cũng theo thông tin, vải Trung Quốc có màu trắng đục, ăn ngọt như đường hóa học.
Song, đại diện một số cơ quan chức năng chiều qua 30-6 đều khẳng định, không có việc vải Trung Quốc xâm nhập ngược thị trường Việt Nam. Bà Bế Thu Hiền, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VII Lạng Sơn khẳng định, hiện vải Việt Nam xuất đi Trung Quốc qua các cửa khẩu trên địa bàn Lạng Sơn mỗi ngày khoảng 100-200 xe. “Cá nhân tôi cho rằng, thông tin vải Trung Quốc dội ngược trở lại thị trường Việt Nam là không chính xác. Vải Việt Nam hiện rất rẻ, thương lái Trung Quốc còn đến tận Lục Ngạn để nhập hàng”, bà Hiền cho biết.
Đại diện Hải quan Lạng Sơn cũng khẳng định, thông tin về vải Trung Quốc dội ngược trở lại Việt Nam, xuất hiện trên thị trường huyện Tân Thanh là không chính xác. Tại cửa khẩu quốc tế Tân Thanh, chưa có lô hàng vải nào của Trung Quốc mở tờ khai nhập khẩu vào Việt Nam.
“Chúng tôi khẳng định, từ đầu vụ vải đến nay, không có hiện tượng vải Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam để tiêu thụ”, đại diện Hải quan cửa khẩu quốc tế Tân Thanh nhấn mạnh. Đại diện Hải quan tỉnh Lào Cai cũng cho hay, Lào Cai có 2 cửa khẩu xuất khẩu vải của Bắc Giang sang Trung Quốc là Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai và Cửa khẩu Kim Thành.
Theo số liệu của 2 cửa khẩu, tới thời điểm hiện nay thì trung bình mỗi ngày xuất khẩu hơn 1.000 tấn vải. Cũng bởi vậy, đại diện cơ quan chức năng khu vực cửa khẩu Tân Thanh và Lào Cai đều cho rằng, vải Trung Quốc không có cửa để vào Việt Nam.
Những tin đồn kiểu như trên không chỉ xảy ra với vải thiều. Trước đây, cũng xuất hiện những thông tin về việc Trung Quốc trồng và xuất khẩu sang Việt Nam một số loại trái cây vốn là thế mạnh xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc như xoài, măng cụt, thanh long.
Những tin đồn kiểu như trên không chỉ xảy ra với vải thiều. Trước đây, cũng xuất hiện những thông tin về việc Trung Quốc trồng và xuất khẩu sang Việt Nam một số loại trái cây vốn là thế mạnh xuất khẩu của nước ta sang Trung Quốc như xoài, măng cụt, thanh long.
Theo ông Nguyễn Văn Tuân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng VIII Lào Cai, có hiện tượng xoài xanh Trung Quốc xuất ngược vào nước ta nhưng số lượng hầu như không đáng kể và chỉ là loại xoài xanh, không có xoài vàng. Các loại hoa quả nhập từ Trung Quốc về Việt Nam chủ yếu là lựu, nho, dâu tây, táo tươi, cam, quýt,…
Trước thông tin vải Trung Quốc nhập vào thị trường Việt Nam, Cục Quản lý thị trường cũng đã yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc ở khu vực cửa khẩu xác minh, kiểm tra.
Theo Tuyết Nhung (An Ninh Thủ Đô)