Điểm éo le là bệnh rõ ràng càng lúc càng tái phát thường hơn và kéo dài lâu hơn! Hậu quả là không uống thuốc giảm đau không xong nhưng càng uống càng phải nhanh tay đổi thuốc khác mạnh hơn. Đáng nói hơn nữa là tình trạng biếng ăn theo kiểu đói cồn cào nhưng mới ít miếng bỗng no ngang sớm muộn cũng đến khiến không chỉ sức đề kháng và chất lượng cuộc sống của nạn nhân mòn dần theo thời gian dùng thuốc. Trong thời buổi stress chiếm thế thượng phong thử hỏi mấy người tránh khỏi cảnh ăn uống thất thường?! Viêm loét dạ dày vì thế là chuyện cứ như… bình thường! Hậu quả là nạn nhân dù đủ ăn đủ mặc nhưng lại rơi dần vào tình trạng suy dinh dưỡng! Khỏi nói cũng hiểu nhiều bệnh chứng khác chỉ chờ bấy nhiêu để thừa nước đục thả câu.
Đáng nói hơn nữa là nhiều người tuy uống thuốc đúng theo toa, tuy kiêng cữ đúng y lời dặn khắt khe của thầy thuốc nhưng chỗ viêm vẫn hoành hành, vết loét vừa khó lành, vừa mau tái phát. Thêm một điểm nghịch lý là tuy không thiếu thuốc đặc hiệu để kháng toan, chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, ngăn xuất tiết chất chua… nhưng viêm loét dạ dày, tá tràng vẫn trước sau có mặt trong danh sách top ten của nhóm bệnh thời đại!
Bệnh sở dĩ bám sát người bệnh dai hơn đỉa đói là vì:
Bệnh nhân do thiếu thông tin nên ngưng thuốc khi hết đau mà không ngờ là niêm mạc dạ dày cần thêm tối thiểu hai tuần để hồi phục.
Phản ứng viêm trên niêm mạc dạ dày dễ lan rộng nếu chất chua trong dạ dày được phóng thích quá nhiều trong giấc ngủ do nạn nhân trăn trở suốt đêm.
Ổ loét trên niêm mạc dạ dày có thể tạm thời không khai hỏa nhưng dứt khoát không lành nếu thiếu máu vùng ven ổ loét.
Đó là lý do tại sao viêm loét dạ dày dễ bột phát.
Vào sáng sớm do niêm mạc bị phơi trần suốt đêm trước mũi dùi công kích của dịch vị.
Ở người vì huyết áp thấp nên thiếu máu vùng ven ổ loét dẫn đến trì trệ tiến trình phục hồi niêm mạc.
Ở đối tượng có chế độ dinh dưỡng thất thường khiến chất chua trong dạ dày có mặt không đúng với bữa ăn.
Phân tích nêu trên cho thấy có thể gia tốc tác dụng của thuốc đặc hiệu để qua đó vừa thu ngắn liệu trình, nghĩa là giảm tiền thuốc, vừa ngăn ngừa khả năng tái phát nếu có cách nào tưới máu xung quanh ổ loét để vùng này đừng thiếu dưỡng khí. Đó là lý do tại sao thầy thuốc y học cổ truyền nhiều kinh nghiệm bao giờ cũng kết hợp cây thuốc thuộc nhóm “hoạt huyết” trong thang thuốc chữa bệnh dạ dày. Đó là lời giải đáp tại sao đau bao tử mau lành nếu thầy thuốc đừng quên yếu tố “thẩm thấu thành mạch” trong phác đồ điều trị.
BS LƯƠNG LỄ HOÀNG, Phòng Điều trị nội khoa, Trung tâm Oxy cao áp, TP.HCM
Hoạt huyết Nhất Nhất tăng cường lưu thông máu Công dụng: Bổ huyết, hoạt huyết, trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Tăng cường lưu thông máu. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thằng bằng, hoa mắt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, đau cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay). Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, nghẽn mạch, tai biến mạch não. Chống chỉ định: Phụ nữ có thai. Thận trọng: Người có rối loạn đông máu, đang xuất huyết. Cách dùng: Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên. Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất ba tháng. Công thức (cho một viên bao phim): Đương quy 1,50 g; Thục địa 1,50 g; Xuyên Khung 0,75 g; Ngưu tất 1,50 g; Ích mẫu 1,50 g; Xích thược 0,75 g; Tá dược vđ 1 v. NSX: Cơ sở Dược thảo Nhất Nhất Xuân Quan, Văn Giang, Hưng Yên Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng GPQC:1570/10/QLD-TT ngày 30-12-2010. |