Số tiền này cộng với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỉ đồng trước đó để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh, Vietravel Airlines mới đủ vốn 1.000 tỉ đồng. Đây là con số vừa đủ để một hãng hàng không đi vào hoạt động.
Trước đó đầu năm 2019, Vietravel Airlines đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 300 tỉ đồng, do Vietravel sở hữu 100% vốn. Công ty vừa nộp hồ sơ xin phép đầu tư ngành hàng không và kỳ vọng có thể bay sau 18 tháng tới.
Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Tổng giám đốc Vietravel từng cho biết về việc thành lập hãng hàng không Vietravel Airlines là từ việc chứng kiến một hãng du lịch Trung Quốc nhưng sở hữu cả máy bay lên con số hơn 100 chiếc, lớn hơn cả Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines. Tất cả máy bay này dùng để phục vụ khách du lịch công ty và một phần cho khách vãng lai khác.
Thực tế Vietravel, một đơn vị du lịch lớn tại Việt Nam, thường phải thuê nguyên chuyến cho các đoàn khách du lịch của mình. Và việc sắp đến có đội ngũ máy bay, giúp giá tour sẽ hợp lý hơn. Riêng năm 2018, Vietravel đã thuê bao hơn 300 chuyến bay để đưa khách đi du lịch trong và ngoài nước.
Quay trở lại việc vay 700 tỉ đồng cho hãng hàng không thì Vietravel phát hành trái phiếu không chuyển đổi trị giá 700 tỉ đồng. Trái phiếu có kỳ hạn 2 năm với lãi suất không quá 11%/năm.
Dù là hãng lữ hành lớn, với doanh thu lên đến con số hàng ngàn tỉ đồng, nhưng lợi nhuận rất thấp chỉ có vài chục tỉ đồng, cho thấy giá vốn của Vietravel rất lớn. Cơ cấu tài chính của Vietravel không mạnh, các khoản phải thu rất lớn gần 800 tỉ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu chỉ là 235 tỉ đồng.
Như vậy công ty mẹ với tiềm lực tài chính mỏng trong khi hoạt động hàng không đòi hỏi nguồn vốn lớn, và thời gian thu hồi vốn lâu, liệu không rõ Vietravel có khả năng bán hết số lượng trái phiếu phát hành?.