Thực hiện chính quyền đô thị TP.HCM cần có sự thông suốt

(PLO)- Theo chuyên gia, khung quyền lực Nhà nước cho CQĐT tại TP.HCM dù đã được thiết lập nhưng không đồng bộ, thống nhất, toàn diện, làm cho quá trình vận hành gặp nhiều vướng trở. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 14-12, Trường ĐH Luật TP.HCM đã tổ chức hội thảo khoa học về chủ đề "Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM".

Hội thảo đã nhận được 30 bài tham luận tập trung vào những vấn đề pháp luật liên quan đến mô hình chính quyền đô thị (CQĐT) tại TP.HCM.

Quang cảnh hội thảo khoa học "Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM". Ảnh: VÕ THƠ

Quang cảnh hội thảo khoa học "Pháp luật về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM". Ảnh: VÕ THƠ

Kiểm soát tốt quyền lực Nhà nước đối với chính quyền đô thị TP.HCM

Đóng góp tham luận tại hội thảo, ThS Phạm Thị Phương Thảo (Trường Đại học Luật TP.HCM), nhìn nhận việc kiểm soát tốt quyền lực nhà nước của CQĐT tại TP.HCM không những giúp Trung ương quản lý hiệu quả CQĐT tại TP mà còn đảm bảo chất lượng dịch vụ công, đảm bảo quyền lợi của người dân và tránh sự lạm dụng quyền hạn.

Tuy nhiên, bà Thảo cho rằng trong hoạt động này vẫn còn một số bất cập. Cụ thể, trung ương đã thiết lập khung quyền lực Nhà nước cho CQĐT tại TP.HCM nhưng không đồng bộ, thống nhất, toàn diện. Điều này đã dẫn đến sự lúng túng cho CQĐT tại TP khi triển khai thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

ThS Phạm Thị Phương Thảo, Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VÕ THƠ

ThS Phạm Thị Phương Thảo, Trường Đại học Luật TP.HCM phát biểu tại hội thảo. Ảnh: VÕ THƠ

Việc thiết lập khung quyền lực nhà nước cho CQĐT tại TP theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng khi thực hiện có nhiều nội dung mới chỉ dừng lại ở quy định chung, không có hướng dẫn cụ thể.

Đơn cử, trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, khoản 1 Điều 3 của Nghị quyết 131/2020 quy định UBND TP.HCM là cơ quan “phê duyệt kế hoạch đầu tư trung hạn và hằng năm của UBND quận”. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản hướng dẫn về trình tự, thủ tục lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm ở các quận theo mô hình CQĐT.

Trong khi theo khoản 7 Điều 17 Luật Đầu tư công năm 2019 thì thẩm quyền quyết định và điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách TP.HCM thuộc HĐND quận. Tuy nhiên hiện nay CQĐT tại TP.HCM không còn HĐND quận.

Từ đó, bà Thảo kiến nghị cần hoàn thiện các quy định pháp luật về tổ chức quyền lực Nhà nước của CQĐT tại TP. Đồng thời, tiếp tục nâng cao hiệu quả kiểm soát, đổi mới hoạt động giám sát của chính quyền trung ương đối với việc thực hiện quyền lực Nhà nước của CQĐT tại TP.HCM.

Nâng cao chất lượng cán bộ vận hành chính quyền đô thị

Báo cáo trong tham luận, TS Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng để phát huy tối đa các cơ chế vượt trội, đặc thù của TP thì phải có đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) xứng tầm.

Ông Sơn kiến nghị cần có Nghị quyết thay thế Nghị quyết 54 để TP.HCM để có một đội ngũ CBCC đủ tầm quản lý CQĐT. Cụ thể, cần tăng thêm thu nhập, thưởng có giá trị hơn nữa nhằm khuyến khích CBCC bỏ công sức và trao dồi, nâng cao kỹ năng làm việc.

Cũng theo ông Sơn, cần bổ sung chế độ sát hạch công chức và quy chế công chức cho CBCC TP.HCM. Việc này sẽ phát huy đầy đủ tính tích cực, nâng cao hiệu suất công tác của các cơ quan nhà nước.

TS Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng để phát huy tối đa các cơ chế vượt trội, đặc thù của TP thì phải có đội ngũ CBCC xứng tầm. Ảnh: VÕ THƠ

TS Diệp Văn Sơn, nguyên Phó Vụ trưởng Bộ Nội vụ, cho rằng để phát huy tối đa các cơ chế vượt trội, đặc thù của TP thì phải có đội ngũ CBCC xứng tầm. Ảnh: VÕ THƠ

Theo TS Diệp Văn Sơn, trước đây TP.HCM đào tạo CBCC chủ yếu theo chức năng nghề nghiệp, nhằm vào việc tiêu chuẩn hóa các chức danh chứ chưa chú trọng đầy đủ tới kiến thức, kỹ năng. Điều này gây ra tình trạng thiếu hụt về năng lực thực thi, thích ứng với yêu cầu phát triển của TP.

"Đây cũng là thách thức lớn đối với chính quyền TP" - ông Sơn nhìn nhận và kiến nghị TP chú trọng hơn việc đào tạo năng lực cho CBCC.

Đối với CBCC đang có thì phải đào tạo lại những kiến thức bị hụt; đối với CBCC tuyển mới thì phải tăng cường thi tuyển cạnh tranh vào các chức danh, vị trí có nhu cầu còn trống...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm