Viên chức và người lao động khác nhau như thế nào?

(PLO)- Viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập còn người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây tôi nhận được quyết định viên chức từ đơn vị nơi tôi đang làm việc. Tuy nhiên, trong cơ quan tôi hiện cũng đang nhiều người làm việc theo chế độ hợp đồng. Vậy viên chức và người lao động (NLĐ) khác nhau như thế nào?

Bạn đọc Nguyen Minh (TP.HCM)

Luật sư Lê Văn Bình, Đoàn Luật sư TP.HCM trả lời:

Khoản 1, Điều 3 bộ Luật Lao động 2019 quy định người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.

Còn viên chức được định nghĩa theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 được hiểu là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật. Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.

Do đó, có thể thấy có thể thấy sự khác biệt lớn nhất giữa NLĐ và viên chức chính là NLĐ làm theo nội dung trong hợp đồng lao động và được người sử dụng lao động trả lương theo thỏa thuận. Còn viên chức làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập và được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Vì viên chức làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập nên sẽ được quản lý chặt chẽ hơn so với người lao động làm việc tại các doanh nghiệp bình thường (trên tinh thần thỏa thuận).

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm