Việt Nam có nên cho bệnh nhân COVID-19 nhẹ điều trị tại nhà?

Đó là nhận đinh của BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương về dợt dịch lần này. BS Cấp đang có mặt tại Bắc Ninh hỗ trợ địa phương này chống dịch COVID-19.

Theo BS Cấp, dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, trong đợt dịch lần 4 Việt Nam ghi nhận gần 6.000 ca mắc, gấp đôi 3 đợt dịch trước cộng lại.

Dịch lần này có nhiều điểm khác biệt, thứ nhất là số lượng bệnh nhân rất lớn tạo sức ép lớn mới hệ thống điều trị.

Thứ hai là chủng virus lần này là biến chủng Ấn Độ, với chủng này các diễn biến lâm sàng của bệnh nhân nhanh hơn so với các chủng trước và các bệnh nhân có phản ứng viêm quá mức cũng nhanh hơn. Vì vậy các biện pháp điều trị cũng nhiều hơn, ví dụ như lọc máu, thở máy… đây cũng là một gánh nặng với các đơn vị hồi sức cấp cứu.

BS Cấp cho rằng tuy số lượng bệnh nhân COVID-19 hiện nay nhiều nhưng vẫn trong tầm kiểm soát, chưa quá tải.

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương

Bắc Giang và Bắc Ninh là 2 địa phương có lượng bệnh nhân COVID-19 lớn nhất cả nước, do đó bộ phận thường trực Bộ Y tế và lãnh đạo tỉnh đang chú trọng xây dựng chiến lược đảm bảo điều trị khoảng 3.000 bệnh nhân.

Liên quan đến việc nhiều quốc gia cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ tại nhà, Việt Nam có nên áp dụng như vậy hay không? BS Cấp cho rằng Việt Nam chưa cần thiết áp dụng. Các quốc gia cho điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ tại nhà chủ yếu dịch tại đây đã lưu hành rộng rãi trong cộng đồng. Khi nào bệnh nhân nặng sẽ được đưa đến bệnh viện điều trị.

Ở Việt Nam rất may mắn vì dịch trong cộng đồng vẫn đang trong vòng kiểm soát, số lượng bệnh nhân vẫn chưa vượt quá khả năng điều trị nên vẫn điều trị bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện.

Cũng theo ông Cấp, nếu áp dụng điều trị bệnh nhân COVID-19 tại nhà tiềm ần nhiều rủi ro.

Thứ nhất, bệnh nhân COVID-19 trong tuần đầu tiên thường có các diễn biến nhẹ, nhưng sang tuần thứ hai một số bệnh nhân diễn biến nặng. Do đó khi điều trị tại nhà bệnh nhân khó phát hiện bệnh lý, khó kiểm soát, rất dễ chuyển biến nặng và nguy hiểm.

Thứ hai, gia đình ở Việt Nam thường sống chung nhiều thế hệ, nếu điều trị tại nhà thì việc lây nhiễm chéo giữa bệnh nhân và người thân trong gia đình rất lớn. Điều này sẽ càng nguy hiểm hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới