Vĩnh biệt những đồng đội ưu tú

Các học viên phải vượt qua phần kiểm tra lý thuyết loại khá trở lên mới được bay. Tổ bay bốn người là để học viên và êkíp hiểu tính nết, tâm lý của nhau cho hòa hợp khi huấn luyện, chiến đấu. Tổ bay đều là những người có tài, nhiệt huyết và chuyến bay định mệnh này có độ khó cao hơn những chuyến bay thông thường.

Thượng tá Trần Văn Đức có hơn 30 năm phục vụ trong quân ngũ. Anh là một trong số ít người thầy tích lũy số giờ bay cao (khoảng 1.500 giờ) trong quân chủng không quân. Thượng tá Đức đã có nhiều trải nghiệm các loại máy bay phản lực, sau đó chuyển sang huấn luyện trực thăng tại Trung đoàn 917. Nếu không có sự cố này thì ba năm nữa anh về hưu bên gia đình tại TP.HCM theo quy định của quân chủng không quân (58 tuổi là hết độ tuổi để bay).

Trung úy Nguyễn Viết Cường (sinh năm 1986) là phi công trẻ nhất trên chuyến bay. Cường quê Bắc Ninh nhưng gia đình đã chuyển vào Nha Trang. Em đã lập gia đình nhưng chưa có con. Cường học giỏi cả lý thuyết lẫn kỹ thuật bay. Anh là cán bộ đoàn hoạt bát được chỉ huy và đồng đội quý mến. Em ra đi, hoài bão trở thành phi công chính dở dang…

Khoảng trống các anh để lại khiến những người ở trung đoàn mất đi người thầy, đồng đội. Vĩnh biệt các anh, các đồng đội gần gũi, sẻ chia và sát cánh bao năm qua…

Ghi theo lời kể của Trung tá Lê Ngọc Thắng, chính trị viên Trung đoàn 917, Sư đoàn Không quân 370

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm