Vụ gỗ khô: ĐB Trương Trọng Nghĩa kiến nghị tòa rút kháng nghị
NGÂN NGA
Chiều ngày 23-1, ĐBQH, ủy viên Ủy ban Tư pháp QH Trương Trọng Nghĩa (Đoàn Đại biểu QH TP.HCM) đã có văn bản khẩn cấp gửi tới Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội bà Lê Thị Nga, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hoà Bình, Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Minh Trí, Chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng Nguyễn Anh Tiến và Viện trưởng VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng Nguyễn Quang Dũng.
Trong kiến nghị dài 10 trang, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa nêu căn cứ vào Nghị định 157/2013 và Thông tư liên tịch 19/2007 và quan điểm của nhiều chuyên gia pháp lý thì hành vi vào rừng cưa cây gỗ trắc đã chết khô của năm bị cáo là vi phạm pháp luật nhưng chỉ bị xử phạt hành chính.
Việc TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm cho rằng năm bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản là trái với quy định của pháp luật và có nguy cơ làm oan người vô tội.
Cụ thể, ĐB Trương Trọng Nghĩa dẫn chứng tại công văn số 519 ngày 16-8-2018 của Cục Kiểm lâm thì đối với hành vi khai thác trái phép dưới 5m³ đối với gỗ thuộc nhóm IIA (thuộc rừng tự nhiên) thì chỉ bị xử phạt hành chính theo Điều 12 Nghị định 157/2013 chứ chưa đến mức xử lý hình sự.
Cơ quan Kiểm lâm là một trong những lực lượng nòng cốt bảo vệ rừng, họ có thẩm quyền khởi tố vụ án. Thế nhưng người đứng đầu Cục Kiểm lâm (Quyền Cục trưởng Đỗ Quang Tùng) cho rằng hành vi của các bị cáo chỉ có thể bị xử phạt hành chính. Vậy tại sao cứ nhất thiết phải buộc họ tội trộm cắp tài sản?
Cũng theo Đại biểu Nghĩa, nhiều vụ án tương tự xảy ra ở các địa phương đều bị xử lý về hành vi “vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng”, chưa có vụ nào xét xử về tội trộm cắp tài sản.
Trong khoảng thời gian từ khi xảy ra vụ án cho đến nay rất nhiều chuyên gia pháp luật đã lên tiếng, đưa ra quan điểm pháp lý vụ việc. Trong đó có những chuyên gia đầu ngành như P.GS Trần Văn Độ (nguyên Phó Chánh án TAND Tối cao) cũng cho rằng không có yếu tố hình sự trong vụ án này.
ĐBQH Trương Trọng Nghĩa trong một lần tiếp năm công dân tại trụ sở Đoàn ĐBQH TP.HCM. Ảnh: NGÂN NGA
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của TAND Tối cao gần như không phân tích, lập luận mà chỉ dẫn lại nội dung vụ án rồi sau đó kết luận bản án phúc thẩm tuyên không phạm tội là không có căn cứ.
Nếu chấp nhận quan điểm của quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có thể dẫn đến những hậu quả:
Từ trước đến nay, các toà án đã xét xử hành vi cưa trộm gỗ (nhóm IIA) trong rừng tự nhiên tội “vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng” theo Điều 175 BLHS 1999 là sai? Vậy có kháng nghị để xét xử lại?
Những hành vi tương tự trong vụ án này trên cả nước đã bị xử phạt hành chính phải xem xét lại theo hướng phải xử lý về tội trộm cắp tài sản?
Việc phân định rừng tự nhiên và rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong Thông tư 19/2007 có ý nghĩa hay không?
Điều 175, Điều 189 BLHS 1999 nay là Điều 232, Điều 243 BLHS 2015 sẽ thành thừa vì chỉ cần giá trị tang vật từ hai triệu đồng là xử lý hình sự tội trộm cắp tài sản.
Từ những phân tích như trên, ĐBQH Trương Trọng Nghĩa kiến nghị Chánh án TAND Tối cao xem xét và thu hồi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Phó Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Trí Tuệ.
Kiến nghị Viện trưởng VKSND Tối cao có ý kiến với Chánh án TAND Tối cao về nguy cơ oan sai và kiểm sát việc xét xử giám đốc thẩm.
Kiến nghị Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp xem xét và có ý kiến đối với Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao. Đồng thời Uỷ ban Tư pháp giám sát quyết định kháng nghị giám đốc thẩm và việc xét xử giám đốc thẩm của Uỷ ban thẩm phán TAND Cấp cao tại Đà Nẵng để đề phòng và tránh oan sai cho công dân.
Theo nguồn tin riêng mà Phóng viên Pháp Luật TP.HCM nắm được thì hôm nay (24-1) TAND Cấp cao tại Đà Nẵng đã hoãn xử giám đốc thẩm vụ án, lý do là thiếu thành viên trong hội đồng xét xử. Dự kiến toà cấp cao này sẽ đưa vụ án ra xét xử vào ngày 29-1 tới đây.
Lãnh đạo TAND Tối cao từng giải trình
Như plo.vn từng nhiều lần phản ánh, anh Phan Tiến Dũng là kiểm lâm. Tháng 4-2016, anh Lê Quốc Khánh xin anh Dũng vào rừng Đắk Uy cưa cây gỗ trắc chết khô. Cả nể vì anh Khánh thường tìm thuê người làm cà phê giúp, anh Dũng đồng ý. Hôm sau, anh Khánh cùng ba người khác vào rừng cưa cây gỗ trắc chết khô thì bị phát hiện. Khúc gỗ các bị cáo lấy là 0,123 m3 (trị giá hơn 19 triệu đồng).
Tháng 9-2016, TAND huyện Đắk Hà phạt năm bị cáo 12-15 tháng tù về tội trộm cắp tài sản. Sau đó, TAND tỉnh Kon Tum xử hủy bản án này. Tháng 9-2017, TAND huyện Đắk Hà xử sơ thẩm (lần hai) vẫn phạt các bị cáo 11-14 tháng tù. Tháng 6-2018, TAND tỉnh Kon Tum xử phúc thẩm (lần hai) đã tuyên cả năm bị cáo không phạm tội.
Ngày 26-7, TAND Tối cao kháng nghị giám đốc thẩm, yêu cầu TAND Cấp cao tại Đà Nẵng xử giám đốc thẩm theo hướng hủy bản án phúc thẩm, giữ nguyên bản án sơ thẩm. Nội dung kháng nghị này không nêu ra được những căn cứ pháp lý để xử các bị cáo về tội trộm cắp tài sản.
Đầu tháng 9, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Lê Thị Nga yêu cầu chánh án TAND Tối cao giải trình về vụ án. Phó chánh án TAND Tối cao Nguyễn Văn Du đã giải trình nhưng viện dẫn không đúng quy định pháp luật đối với hành vi của năm công dân.
Đây cũng là vụ án mà Pháp Luật TP.HCM rất nhiều lần đấu tranh rằng hành vi của năm công dân cưa cây gỗ trắc chết khô với khối lượng 0,123 m3, trị giá hơn 19 triệu đồng trong rừng đặc dụng Đắk Uy là sai nhưng cái sai này chưa tới mức bị xử lý hình sự mà chỉ có thể xử phạt hành chính.
Bởi theo Thông tư 19/2007 của Bộ NN&PTNT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, VKSND Tối cao và TAND Tối cao thì chỉ có thể xử lý tội trộm cắp nếu là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh. Còn ở đây là rừng đặc dụng (tức rừng tự nhiên) nên phải xử lý ở chương liên quan tới rừng. Do đó, hành vi của năm công dân không cấu thành tội trộm cắp tài sản. Căn cứ Nghị định 157/2013 thì chỉ có thể xử phạt hành chính đối với năm công dân...
(PL)- Theo hướng dẫn hiện hành, chỉ có rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh mà chủ rừng được giao sử dụng lâu dài và đã bỏ vốn đầu tư trồng mới, chăm sóc thì hành vi khai thác cây rừng trái phép mới bị xử tội trộm cắp tài sản.
(PLO)- Để kịp thời hoàn thiện 6 chiếc VF 9 mui trần phục vụ lễ diễu binh, diễu hành lễ 30-4, VinFast đã huy động đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên trình độ cao, thực hiện trong hơn 3.100 giờ dưới sự giám sát của Bộ Quốc phòng.
(PLO)- Từ rạng sáng 30-4, khu vực lễ đài trung tâm trên đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) đã nhộn nhịp khi các lực lượng diễu binh, diễu hành tập kết về đây, chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(PLO)- Để tham gia đầu tư trên sàn ảo, bị hại có thể tham gia đầu tư tự do hoặc mua bảo hiểm để khi thua sẽ được hoàn tiền. Đến thời điểm thích hợp, hai bị can sẽ đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền.
(PLO)- Bị cáo Diễn đã nhiều lần thuê và mượn xe ô tô của nhiều người trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, sau đó, mang đi thế chấp tại các tiệm cầm đồ, lấy tiền sử dụng vào mục đích cá nhân.
(PLO)- Hai bị can Hải và Trung mua 2 trang web để tạo đường link vào cổng game online và thu tiền của người tham gia sau đó đánh sập sàn để chiếm đoạt tiền của bị hại.
(PLO)- Về trách nhiệm của Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Vĩnh Long, VKSND Tối cao cho rằng các cơ quan này đã không kịp thời phát hiện để xử lý kịp thời sai phạm.
(PLO)- Cựu Bí thư tỉnh ủy Vĩnh Phúc Hoàng Thị Thúy Lan đã lợi dụng chức vụ quyền hạn, chỉ đạo, can thiệp trái pháp luật và theo yêu cầu của Nguyễn Văn Hậu.
(PLO)- Bị cáo đầu vụ cùng đồng phạm đã làm giả giấy tờ ít nhất 69 tài liệu để biến 13 thửa đất công trên địa bàn TP Vũng Tàu có tổng diện tích hơn 25ha thành đất cá nhân, sau đó đem bán.
(PLO)- Do có mối quan hệ thân thiết với lãnh đạo cấp trên, cựu chánh văn phòng Huyện ủy Mang Thít Đặng Trung Hoành được lựa chọn làm đầu mối, nhận tiền tài trợ từ Hậu 'Pháo'.
(PLO)- Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cố ý chỉ đạo tổ soạn thảo xây dựng Quyết định 13 theo hướng mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá điện 9,35 Uscents/kWh, gây thiệt hại hơn 1.000 tỉ đồng.
(PLO)- Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu bị cáo buộc chi hối lộ hơn 132 tỉ đồng, móc nối, câu kết với nhiều cá nhân có chức vụ, quyền hạn để được tạo điều kiện trúng thầu.
(PLO)- Thứ trưởng Bộ Công an cho biết sau sáp nhập, quy mô mỗi xã bố trí khoảng từ 30 - 60 cán bộ công an xã, Hà Nội có thể khoảng 50 - 60 cán bộ, ngoài ra đề xuất bổ sung thêm thẩm quyền cho trưởng, phó công an xã...
(PLO)- Kết quả trưng cầu giám định pháp y cho thấy Hải bị rối loạn tâm thần phân liệt nên Hải phải đi chữa bệnh bắt buộc; đến khi hết bệnh thì Hải bỏ trốn nhưng sau đó bị bắt giữ.
(PLO)- Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự dự kiến sửa đổi, bổ sung 105 điều liên quan đến sắp xếp, tinh gọn bộ máy; bổ sung 2 trường hợp được điều tra, truy tố vắng mặt.