Nước này điều động một lữ đoàn Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) từ khu vực quân sự Lanzhou lên một chiếc tàu cao tốc chạy về phía tây tỉnh Tân Cương chừng 482km. Đây là nơi diễn ra cuộc nổi dậy giữa chính quyền nhà nước và tộc người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Tuyến tàu cao tốc đi tới Tân Cương là tuyến mới nhất trong 6 tuyến của Trung Quốc, được đưa vào sử dụng năm 2014.
Nhu cầu cần điều động nhanh chóng quân đội của nó xuất phát từ tình hình địa chính trị của quốc gia này và mối quan hệ của nó với các nước láng giềng.
Vũ khí mới nhất của Trung Quốc là tàu cao tốc (Nguồn: Sputnik News)
Việc tranh chấp biên giới đang diễn ra với Ấn Độ, tình trạng bất ổn tiềm ẩn với Myanmar ở phía nam, Tajikistan và Kyrgyzstan ở phía tây và biên giới giáp với Hàn Quốc là những lý do giải thích vì sao Trung Quốc nổ lực đánh giá sức mạnh quân sự của nó trong việc điều động quân đội được nhanh chóng với hy vọng có thể đối phó với mọi khủng hoảng khác nhau.
Đối với một quốc gia có diện tích lãnh thổ lớn và đường biên giới đất liền dài nhất thế giới như Trung Quốc, việc xử lý các vấn đề bằng cách sử dụng cơ sở hạ tầng dân dụng có thể là một biện pháp thông minh.
Ngày nay, Trung Quốc là nước có mạng lưới đường sắt cao tốc lớn nhất thế giới và các tuyến tàu cao tốc này chạy nhanh hơn với tốc độ trên 193km/giờ. Trước những năm 2020, Bắc Kinh đã lên kế hoạch sẽ tăng gấp đôi số tuyến đường sắt cao tốc của quốc gia.
Một tuyến tàu cao tốc chạy thử nghiệm được đem ra phân tích hôm 2-6 cho thấy loại tàu cao tốc này hoàn toàn có thể chở được quân lính, các trang thiết bị được đặt ở giá hành lý và trong các buồng ngủ dành riêng cho khách ở cuối mối toa.