WHO: Hãy tăng thuế nước ngọt chống béo phì

Nạn béo phì đã tăng hơn gấp đôi trên toàn cầu trong thời gian 1980-2014 với hơn 500 triệu người, trong đó 11% ở nam và 15% ở nữ. Trong năm 2015, toàn cầu có khoảng 42 triệu trẻ em dưới năm tuổi thừa cân và béo phì, tăng 11% so với 15 năm trước. Mỹ có tỉ lệ dân béo phì nhiều nhất, Trung Quốc cũng không kém hơn bao nhiêu. Nạn dịch đang lan nhanh sang khu vực châu Phi hạ Sahara.

WHO cho rằng các loại nước ngọt cần phải tăng thuế là nước ngọt có gas, nước trái cây, nước tăng lực, nước uống thể thao, sữa… Theo WHO, uống ít đi nước ngọt là cách tốt nhất kìm hãm số cân thừa và ngăn chặn các căn bệnh mạn tính như tiểu đường. Một khi giá bán các loại nước ngọt tăng thêm 20% thì số lượng nước ngọt tiêu thụ sẽ giảm một tỉ lệ gần tương đương. Năm 2014, Mexico tăng thuế đánh lên nước ngọt thêm 10% và doanh thu của ngành này trong năm đó giảm 6%.

Hội đồng quốc tế của Hiệp hội Nước giải khát (Mỹ) đại diện nhiều tập đoàn nước giải khát đa quốc gia như Coca-Cola, Pepsi, Red Bull cực lực phản đối đề nghị của WHO, cho rằng đây là sự phân biệt đối xử. Theo tổ chức này, việc tăng giảm sức khỏe công cộng tùy thuộc vào việc uống nhiều hay ít nước ngọt chưa được chứng minh trên toàn cầu. Giải pháp lâu dài chống nạn béo phì là tìm một giải pháp toàn diện dựa trên chế độ ăn.

Mỗi năm thị trường nước ngọt toàn cầu mang về tổng doanh thu trị giá gần 870 tỉ USD. Hiện nhiều nước lớn đã và đang cân nhắc tăng đánh thuế các loại thực phẩm và nước chứa nhiều đường để chống béo phì, cũng như mang về thêm nguồn thu cho chính phủ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới