Xác định giống loài cá mập bắt được tại Phú Yên

Xác định giống loài cá mập bắt được tại Phú Yên ảnh 1

Con cá mập trước khi bị xẻ thịt - Ảnh: Đình Phú
Theo Động vật chí Việt Nam (tập 12), họ cá này có 2 loài là cá mập trắng lớn và cá nhám chuột (còn gọi là nhám thu). Các tài liệu khoa học cho rằng đây là những loài nguy hiểm đối với người, còn Sách Đỏ của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) xếp chúng vào nhóm loài bị đe dọa vì số lượng còn lại rất ít". Tuy vậy, ông Tuấn cho biết đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam loài cá này không bị hạn chế khai thác. 

Ông Nguyễn Hữu Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Phú Yên, cho biết gần một thế kỷ qua, vùng biển Sông Cầu chưa xuất hiện cá mập mà chỉ nghe thông tin cá dữ cắn người ở vùng biển Quy Nhơn. Nay ngư dân xã Xuân Hải bắt được cá mập nặng hơn 1 tấn là điều hiếm thấy và từ thực tế này, Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khuyến cáo người dân cảnh giác, đề phòng cá mập tấn công, vì không thể lường trước khả năng chúng lại xuất hiện tại vùng biển này.

Trong một diễn biến khác, khi con cá mập "khổng lồ" được kéo bằng đường biển từ Xuân Hải, Sông Cầu (Phú Yên) ra cảng cá Hàm Tử, TP Quy Nhơn (Bình Định), đã có rất nhiều đầu nậu thu mua cá đến ngã giá, song hầu hết đều bỏ cuộc. Phần vì mức giá mà gia đình ông Nguyễn Trong (người bắt được cá mập ở bờ biển Xuân Hải vào sáng 4.2) quá cao, phần vì lâu nay chưa ghi nhận trường hợp nào cá mập lớn được ngư dân bắt đưa vào bờ nên việc "định giá" rất khó khăn.

Trong khi đó, với mong muốn mang cá thể cá mập nguyên vẹn về trưng bày và phục vụ nghiên cứu khoa học, VNIO đưa ra mức giá 22 triệu đồng "mua đứt" con cá mập nhưng gia đình ông Trong không đồng ý. Khi đoàn công tác của VNIO do PGS-TS Võ Sĩ Tuấn dẫn đầu, trên đường rời khỏi Quy Nhơn, người bắt được con cá mập gọi điện đồng ý bán giá 22 triệu. Thế nhưng khi ông Tuấn quay trở lại thì con cá đã… mất bộ răng (có thể răng bị rơi khỏi ngàm khi cá bị cột dây thừng vào ngàm để cẩu lên bờ) nên đổi ý "vì hình dạng cá mập không còn nguyên vẹn".

Không tìm được khách hàng như ý, ông Trong thuê xe chở cá ngược trở lại Xuân Hải và bán cho bà Bảy Thơm (có quan hệ bà con) với giá 30 triệu đồng. Tại đây, con cá đã bị xẻ thịt (trọng lượng thịt khoảng 1 tấn, bộ vi cá mập nặng 50 kg).

Tuy nhiên, sau khi con cá bị xẻ thịt, một số người tung tin "không phải cá mập mà là cá ông, tuyệt đối không được ăn". Tin đồn này khiến bà Bảy Thơm phải đem toàn bộ thịt và vi cá... ướp đá vì không có người mua. Liên lạc với PV qua điện thoại, bà Bảy Thơm cho biết sẽ bán giá 1,3 triệu đồng/kg vi, 20.000 đồng/kg thịt cá. "Ngày mai (6.2) tôi sẽ chở ngược thịt, vi cá mập ra chợ cá Hàm Tử (TP Quy Nhơn) bán lẻ", bà Thơm nói.

Theo ngư dân ở phường Đông Tác, TP Tuy Hòa (Phú Yên), cách đây chừng 10 năm, loại cá mập đen thường xuyên xuất hiện tại vùng biển từ mũi Đại Lãnh đến cửa sông Đà Diễn (TP Tuy Hòa). Chính vì thế, gia đình ông Lê Mậu, Lê The, Lê Dậu, Lê Nề ở Đông Tác đã từng hành nghề săn cá mập, nhưng thời gian gần đây không còn thấy chúng xuất hiện nữa nên đã bỏ nghề.

Săn cá mập có thể bằng cách câu hoặc lưới... Để bắt được con cá mập nặng hơn 1 tấn nói trên, giàn lưới rê trị giá hàng chục triệu đồng của gia đình ông Trong bị hư hại nặng vì con cá quẫy đạp làm rách nát.

Theo Đình Phú - Đức Huy (TNO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm