Xây dựng TP.HCM có trình độ phát triển ngang tầm châu Á

(PLO)- Việc quy hoạch phải gắn với tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các TP lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á, thể hiện được tầm nhìn và quan điểm đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển...
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chính phủ vừa ban hành quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định nêu rõ việc lập quy hoạch TP.HCM bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch.

Việc quy hoạch TP.HCM phải gắn với tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các TP lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á. Ảnh: HOÀNG GIANG

Việc quy hoạch TP.HCM phải gắn với tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các TP lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á. Ảnh: HOÀNG GIANG

Việc Quy hoạch TP phải gắn với tầm nhìn đến năm 2050, TP.HCM là đô thị thông minh, trình độ phát triển ngang tầm với các TP lớn khu vực Đông Nam Á và châu Á. Tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên cơ cấu kinh tế hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và yếu tố đổi mới sáng tạo là trung tâm, có trình độ khoa học công nghệ phát triển và đời sống của người dân ở mức cao. Thể hiện được tầm nhìn và quan điểm đổi mới mạnh mẽ trong tư duy phát triển.

"Tận dụng tối đa giá trị địa kinh tế - chính trị của TP, các cơ hội liên kết giữa TP với vùng Đông Nam Bộ, với các tỉnh vùng ĐBSCL, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, cả nước và quốc tế (đặc biệt là các quốc gia trong khu vực); khả năng khai thác hành lang kinh tế Bắc Nam; khả năng khai thác các Hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết (WTO, CTPPP, APTA, EVFTA.,.) để phát huy vai trò hạt nhân Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, đầu tàu kinh tế cả nước"- Quyết định nêu rõ nhiệm vụ.

Trong định hướng phát triển TP đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ yêu cầu TP.HCM phải đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030; trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của châu Á vào năm 2045.

“Trong 5 đến 10 năm tới TP phải xử lý những vấn đề trước mắt, bao gồm ùn tắc giao thông, ngập úng do thủy triều và mưa, ô nhiễm môi trường ở cách kênh rạch, các khu dân cư có điều kiện sống thấp”- Chính phủ yêu cầu.

Một trong những nội dung quy hoạch là phân tích, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của TPHCM.

Các điều kiện tự nhiên, xã hội thể hiện tính đặc thù của TP.HCM về vị trí địa lý (nằm ở vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đầu mối giao lưu quốc tế, nằm vị trí trung tâm của vùng Đông Nam bộ và vùng ĐBSCL); điều kiện tự nhiên (hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai chảy qua trung tâm TP, rừng ngập mặn Cần Giờ, biển Cần Giờ là cửa ngõ tiến ra biển Đông của TP); điều kiện xã hội (một trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ của cả nước, nơi hội tụ văn hóa của các vùng miền trong cả nước).

Việc quy hoạch cũng cần làm rõ những thách thức đối với sự quá tải về cơ sở hạ tầng, ngập nước, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu; gia tăng dân số và an sinh xã hội.

Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông là một điểm nhấn phát triển của TP.HCM trong định hướng tầm nhìn đến 2050. Ảnh: HOÀNG GIANG

Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông là một điểm nhấn phát triển của TP.HCM trong định hướng tầm nhìn đến 2050. Ảnh: HOÀNG GIANG

Quyết định cũng yêu cầu việc quy hoạch phải đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn.

Cụ thể là phải làm rõ được vai trò, vị trí trung tâm kinh tế của TP đối với cả nước, vai trò đầu tàu và động lực tăng trưởng của cả nước; thực trạng sắp xếp, tổ chức các hoạt động kinh tế trên địa bàn TP; so sánh kinh tế TP với các TP lớn trong khu vực Đông Nam Á. Làm rõ vai trò trung tâm của TP về y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đối với vùng và cả nước; đóng góp của lĩnh vực văn hóa - xã hội vào phát triển kinh tế TP; hội nhập quốc tế về văn hóa.

Ngoài ra TP cần làm rõ vị trí vai trò trung tâm của TP về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, đóng góp của khoa học, công nghệ vào phát triển TP và khu vực; thực trạng phát triển tiềm lực về khoa học, công nghệ. Sự phù hợp về bố trí không gian phân vùng chức năng, cực tăng trưởng, các tuyến hạ tầng kỹ thuật và công trình hạ tầng xã hội, các khu chức năng; nhấn mạnh việc hình thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông, thành lập TP Thủ Đức.

Xác định các nguồn tài nguyên trọng yếu của TP, bao gồm hệ thống sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, biển Đông, rừng ngập mặn Cần Giờ...; thực trạng khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên. Tổng hợp, phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy