Các quy định về chính sách đầu tư lại cản trở xe buýt đổi mới tăng chất lượng phục vụ người dân. Ảnh: LĐ
Nhưng đầu năm 2015, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho rằng xe buýt là đặc thù nên chỉ tính chỗ ngồi là chưa đúng. Đơn cử xe buýt B55 thì phải có bằng lái hạng E mới phù hợp. Mặc dù ý kiến này là phát ngôn trên báo chí song lại xuất phát từ một lãnh đạo Tổng cục Đường bộ đã đủ làm cho các hãng xe buýt và Sở GTVT bối rối… Điều này cũng gây nhiều thắc mắc. Như tại sao từ sau năm 2000 đến nay khi xe buýt phát triển rộng ở các tỉnh, thành và sự nở rộ của xe giường nằm mà không có quy định cụ thể về hạng bằng tương ứng (với loại xe buýt vừa có chỗ đứng, vừa có chỗ ngồi hoặc với xe giường nằm, ghế ngồi). Theo một chuyên gia đăng kiểm, việc lấy số chỗ ngồi xếp hạng bằng lái là không còn phù hợp. “Trước sự phát triển đa dạng của các loại xe, với nhiều tiện ích (ngồi, nằm, đứng) và mục đích sử dụng thì Bộ GTVT cần sớm có quy định kích thước xe, khoảng cách từ trục trước đến trục sau... làm căn cứ cho lái xe được sử dụng bằng hạng nào thì mới hợp lý. Bản chất của hạng bằng lái là tính cho xe to hay nhỏ chứ không phải theo số chỗ ngồi, đứng” - vị này nói.
Trong một tình huống khác, cuối tháng 1-2015, Bộ GTVT có hướng dẫn không cho xe buýt chạy hợp đồng. Từ đó, đầu tháng 2-2015, Sở GTVT thông báo ngưng cấp phù hiệu hợp đồng cho xe buýt. Nhưng Công ty TNHH MTV Xe khách Sài Gòn phản ánh với Bộ GTVT hiện có 400 xe buýt có tham gia chạy hợp đồng giải tỏa khách tại các bến xe vào các ngày lễ, tết. Vậy là sau đó Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường lại có một văn bản ngược với hướng dẫn trước đó của chính bộ này. Cụ thể, văn bản mới đề nghị UBND TP chỉ đạo Sở GTVT cấp phù hiệu xe hợp đồng cho 400 xe buýt trên. Điều này đã tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đơn vị xe buýt.
1.680 là số xe buýt TP.HCM dự kiến thay thế cho các xe cũ, được thực hiện từ năm 2014-2017. Nhưng hiện chưa chủ xe nào mua theo dự án mới bởi nhà đầu tư phải trả trước 30% giá trị xe, trong khi trước đây người mua không phải trả trước. |