Xếp hàng chờ check-in trong ngày đầu phố ông đồ mở cửa

Xếp hàng chờ check-in trong ngày đầu phố ông đồ mở cửa

(PLO)- Bắt đầu từ 24-1, phố ông đồ chính thức mở cửa đón khách tham quan với nhiều tiểu cảnh độc đáo.

Chiều 24-1, TP.HCM đã tổ chức khai mạc Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 với chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu.

Video: Xếp hàng chờ check-in trong ngày đầu phố ông đồ mở cửa

Lễ hội diễn ra từ 24-1 đến 14-2 (nhằm ngày 14 tháng Chạp đến mùng 5 Tết) tại Nhà Văn hóa Thanh niên (quận 1).

phố ông đồ
Chiều 24-1, phố ông đồ chính thức mở cửa đón khách.

Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM chia sẻ: "Trải qua gần 17 năm tổ chức, Lễ hội Tết Việt là một hoạt động thường niên của Nhà Văn hóa Thanh niên. Mỗi năm, lễ hội luôn thu hút hàng trăm ngàn người dân đến vui chơi, tham quan.

Qua chủ đề “Thành phố Hồ Chí Minh – Thành phố tôi yêu” của lễ hội Tết Việt năm nay, ban tổ chức chương trình muốn lan tỏa một thông điệp, một tình yêu TP.HCM đến mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi. Đồng thời, lễ hội còn là dịp quảng bá hình ảnh, con người, nét đẹp văn hóa của một TP hiện đại, góp thêm năng lượng, tiếp thêm động lực cho TP trước một chặng đường mới".

pho-ong-do-11.jpg
Ông Nguyễn Hồng Phúc, Giám đốc Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM phát biểu tại buổi lễ.
pho-ong-do-9.jpg
Ông Nguyễn Hồng Phúc thực hiện nghi thức khai quang mở mắt rồng.
pho-ong-do-8.jpg

Năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều hoạt động mừng Tết mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, lan tỏa các giá trị và tinh thần văn hóa truyền thống với nhiều hoạt động ý nghĩa như phố ông đồ với hơn 50 ông đồ trẻ sẽ bày mực tàu giấy để người dân, du khách có thể đến xin chữ.

pho-ong-do-23.jpg
Nhiều tiểu cảnh độc đáo, đẹp mắt thu hút người dân, du khách đến check-in.

Bên cạnh đó, không gian bên ngoài khuôn viên Nhà Văn hóa Thanh niên được tô điểm bằng những gốc mai bao phủ mặt tiền đường Phạm Ngọc Thạch trong một bố cục đẹp mắt, hài hòa cùng các gian hàng phố ông đồ.

pho-ong-do-7.jpg
Mai vàng là một hình ảnh không thể thiếu mỗi dịp Tết đến, xuân về.
pho-ong-do-17.jpg
Vườn mai vàng năm nay với hơn 100 gốc mai có chiều cao 2 m bố trí theo hàng dọc chạy từ ngoài cổng vào phía trong Nhà văn hóa Thanh Niên.

Đặc biệt, điểm nhấn của lễ hội Tết năm nay là sự tái hiện hình ảnh Tết xưa, với cổng nhà ba gian, làng nghề, bếp củi,... được thiết kế cách điệu dựa trên sự kết hợp giữa phong cách xưa và hiện đại. Vật liệu được sử dụng là các sản phẩm của làng nghề truyền thống như nón lá, mái ngói, gốm nung, củi gỗ, chiếu cói, chum vại,...

pho-ong-do-14.jpg
Nhiều người thích thú chụp ảnh cùng không gian làng nghề với bức tường 600 chậu gốm, 300 chiếc nón lá, 500m chiếu dệt xếp chồng lên nhau.
pho-ong-do-15.jpg
Bức tường nón lá với cách bố trí xen kẽ, độc đáo, ấn tượng.
pho-ong-do-19.jpg
Bức tường củi gỗ cũng là một trong những tiểu cảnh "lạ" cho lễ hội Tết Việt năm nay.

Bên cạnh đó, trong khuôn khổ lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 còn diễn ra các chương trình nghệ thuật đặc sắc, các chương trình chăm lo Tết, các hoạt động tình nguyện, cộng đồng,...

pho-ong-do-5.jpg
Nhiều du khách đã đến từ rất sớm để đợi vào tham quan, chụp ảnh cùng các tiểu cảnh.

Trong ngày đầu mở cửa tham quan, phố ông đồ đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách đến tham quan, chụp ảnh.
Bà Thúy Huỳnh, khách tham quan chia sẻ: "Tôi đã đến đây từ sớm để đợi đến giờ được vào trong tham quan. Nhiều năm nay, phố ông đồ là điểm đến hấp dẫn mỗi dịp Tết nguyên đán. Không gian Tết năm nay được trang trí rất đẹp mắt, tôi đến đây không chỉ có ảnh đẹp mang về mà còn được hòa mình vào không khí Tết nhộn nhịp, nhưng không kém phần ấm cúng".

pho-ong-do--6.jpg
pho-ong-do-20.jpg
pho-ong-do-22.jpg

Với tất cả những hoạt động sôi nổi và hấp dẫn, Lễ hội Tết Việt Giáp Thìn 2024 dự kiến sẽ là điểm đến lý tưởng cho các bạn trẻ và người dân TP.

Đọc thêm