Xuất hiện tin nhắn, văn bản lừa đảo 'xin tiền xây chùa, chữa bệnh cho ni sư'

(PLO)- Những kẻ lừa đảo giả danh Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam xin tiền xây chùa, chữa bệnh, làm từ thiện và chạy quảng cáo.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 7-4, Hòa thượng Thích Huệ Thông, Trưởng ban Trị sự Giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Pháp chế Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, khẳng định: Hội đồng Trị sự GHPGVN không có thông báo kêu gọi ủng hộ xây dựng chùa, làm từ thiện.

Những thông tin giả mạo đang lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: GHBD

Những thông tin giả mạo đang lan truyền trên mạng xã hội. Ảnh: GHBD

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, mới đây nhiều phật tử ở Bình Dương nhận được tin nhắn xin tiền ủng hộ xây dựng chùa, chữa bệnh, làm từ thiện.

Đáng chú ý, trên mạng xã hội còn xuất hiện văn bản thông báo 223/TB-HĐTS ngày 15-3-2023 kêu gọi ủng hộ, công đức xây dựng chùa Trường Pháp tại xã Tường Long A (huyện Châu Thành, Hậu Giang).

Ngoài ra, những kẻ lừa đảo còn giả mạo thông báo của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói rằng Ni sư Thích nữ Hương Nhũ, Ủy viên Thường trực Ban Hoằng pháp Trung ương, Phó trưởng Khoa Đào tạo từ xa, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP HCM, trụ trì chùa Thiên Quang tại tỉnh Bình Dương, bị tai biến, nằm điều trị, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn và kêu gọi gửi tiền ủng hộ.

Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, trước những thông tin giả mạo này, thường trực Hội đồng Trị sự đã lên tiếng khẳng định văn bản những sự việc như trên hoàn toàn giả mạo.

Hòa thượng Thích Huệ Thông khuyến cáo người dân không nên chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo

Hòa thượng Thích Huệ Thông khuyến cáo người dân không nên chuyển tiền cho những kẻ lừa đảo. Ảnh: GHBD

Những kẻ lừa đảo đăng trên nhiều hội nhóm để lừa đảo người dân, bài viết còn được chạy quảng cáo để nhiều người dân tiếp cận thông tin và ủng hộ tiền.

Hòa thượng Thích Huệ Thông khuyến cáo người dân và các phật tử chú ý cảnh giác trước các thông tin giả mạo và không chuyển tiền vào các tài khoản của những kẻ lừa đảo trên mạng xã hội.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm