Xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc khi nào?

(PLO)- Trả lời phỏng vấn đài WABC (Mỹ) mới đây, cựu Tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) James Stavridis dự đoán rằng cuộc xung đột Nga - Ukraine sẽ kết thúc vào năm nay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Một số chuyên gia khác thì cho rằng cuộc chiến sẽ nguội dần và trở về trạng thái căng thẳng quân sự, không còn giao tranh ác liệt như hiện tại vì các bên tham chiến tổn thất nặng về người và của. Dù vậy, GS Christopher Blattman thuộc ĐH Chicago (Mỹ) lại có cách nghĩ khác. Ông nhận định có hai lý do có thể khiến xung đột Nga - Ukraine sẽ kéo dài đến ít nhất sang năm, theo tờ The Hill.

Thứ nhất, NATO và Ukraine gần như chắc chắn sẽ không thuận theo bất kỳ điều kiện đình chiến nào mà phía Nga đưa ra. Phe này lo ngại rằng bất kỳ sự nhượng bộ nào cũng có thể tạo lợi thế về mặt chính danh cho chiến dịch quân sự của Nga, từ đó tạo điều kiện để Moscow có thêm những hành động đe dọa an ninh châu Âu theo diễn giải của NATO, chẳng hạn mở thêm các chiến dịch quân sự ở những quốc gia khác. Đó cũng là một phần lý do NATO quyết tâm hỗ trợ Ukraine và không ngừng cung cấp cho nước này những vũ khí hiện đại nhất.

Lý do thứ hai liên quan tới vấn đề cam kết, khi hai bên đều cho rằng bên còn lại không có động cơ nào để tuân thủ thỏa thuận đình chiến dù hòa đàm có thành công.

Hồi tháng 5, trong nỗ lực nhằm kết thúc xung đột Nga - Ukraine trong hòa bình, Ý công bố một dự thảo thỏa thuận đình chiến bao gồm các bên đồng ý ngừng bắn, Ukraine đồng ý trung lập và đồng ý trao quyền tự trị cho các khu vực ly khai ở vùng Donbass. Ngược lại, Nga đồng ý rút quân hoàn toàn và được phương Tây nới lỏng trừng phạt.

Một binh sĩ Ukraine vác trên vai tên lửa chống tăng NLAW ở tỉnh Donetsk hồi tháng 4. Ảnh: AP

Một binh sĩ Ukraine vác trên vai tên lửa chống tăng NLAW ở tỉnh Donetsk hồi tháng 4. Ảnh: AP

Những điều khoản này đều khá sát với những điều khoản mà hai bên từng thống nhất trước đó, bao gồm cả thỏa thuận Minsk. Tuy nhiên, đến nay những điều khoản này vẫn chưa được Nga và Ukraine phát triển thành thỏa thuận chính thức bởi hai nước đều có những lý do của riêng mình để cho rằng bên còn lại sẽ không tuân thủ.

Nhìn từ phía Ukraine, Kiev tin rằng những quan chức Nga có lập trường cứng rắn sẵn sàng trả giá để mở rộng lãnh thổ và phạm vi ảnh hưởng của Moscow. Họ cũng cho rằng Nga có thể sử dụng những lệnh ngừng bắn tạm thời để tái tổ chức lực lượng và tiếp tục thực hiện các cuộc tấn công. Cuối cùng, Ukraine tin rằng các thỏa thuận với Nga có thể đặt nước này vào thế yếu. Điều đó sẽ giúp Nga có động cơ để từng bước chia cắt lãnh thổ Ukraine.

Những nỗ lực không mấy nhiệt tình nhằm thông qua và thực hiện các thỏa thuận trên cũng từng vấp phải sự phản đối. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky có thể cam kết một thỏa thuận tương tự kế hoạch của Ý nhưng bất kỳ nền hòa bình nào đạt được cũng cần sự ủng hộ rộng khắp từ phía người dân và trong bối cảnh chiến tranh hiện nay thì đây là việc rất khó.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm