Vay ngân hàng, khi nào hợp đồng thế chấp vô hiệu?

Khi các bên có tranh chấp, kiện tụng ra tòa, VKS cho rằng “hợp đồng thế chấp” vô hiệu do nhầm lẫn.

Điều này đã gây nhiều khó khăn cho các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo. Vì vậy tháng 9-2016, NHNN đã kiến nghị VKSND Tối cao chỉ đạo thống nhất trong ngành kiểm sát công nhận giá trị pháp lý của giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của người khác.

Mới đây, VKSND Tối cao đã có thông báo yêu cầu VKSND các cấp khi kiểm sát giải quyết án tranh chấp hợp đồng tín dụng có ghi “thế chấp” hoặc “bảo lãnh” bằng nhà đất của bên thứ ba cần lưu ý:

Thứ nhất, bên thứ ba tự xác định mình là bên thế chấp là không chính xác. do bên thứ ba tự nguyện dùng tài sản của mình để bảo đảm cho khoản vay của người khác nên nếu có tranh chấp thì cần xác định “hợp đồng thế chấp” có hiệu lực mà không vô hiệu do nhầm lẫn.

Thứ hai, đối với nhà đất đã được cấp giấy tờ ghi cấp cho hộ gia đình, nếu có tranh chấp thì cần xem xét lại hồ sơ khi kê khai xin cấp giấy tờ nhà đất, cụ thể:

- Nếu hồ sơ thể hiện nhiều thành viên trong hộ gia đình kê khai xin cấp giấy tờ nhà đất nhưng chỉ có người đứng tên trên giấy tờ nhà đất ký hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh cho khoản vay thì cần xác định hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh đó vô hiệu.

- Nếu hồ sơ thể hiện chỉ có người đứng tên trên giấy tờ nhà đất (cũng là người ký hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh cho khoản vay) kê khai xin cấp giấy tờ nhà đất thì cần xác định hợp đồng thế chấp hoặc bảo lãnh đó có hiệu lực chứ không vô hiệu...

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm