'Con cái làm khổ cha mẹ đến bao giờ?'

Trao đổi nhanh với bác sĩ (BS), anh công an cho biết do người thanh niên bị tai nạn giao thông trên địa bàn nên anh phải đưa tới BV cấp cứu. Anh cũng phải chờ người nhà nạn nhân đến để ghi nhận vài thông tin liên quan.

Nạn nhân nhanh chóng được đưa vào phòng chụp CT scan. Khoảng 20 phút sau, một người đàn ông và một phụ nữ đã có tuổi hớt hải chạy vào, nước mắt đầm đìa. “Con trai tôi đâu rồi BS? Con trai tôi đâu rồi BS?” - người phụ nữ hỏi dồn.

Người mẹ đang xem các vết thương của con trai. Ảnh: TRẦN NGỌC

Sau khi xác định đây đúng là cha mẹ nạn nhân, BS yêu cầu họ ngồi chờ. Chụp CT scan xong, nạn nhân được đẩy ra ngoài. Lúc này, người phụ nữ lao vào nạn nhân và sờ nhẹ lên mặt, lên các vết thương. “Sao lại ra nông nỗi này! Mẹ kêu con ở nhà đừng có đi nhậu mà không nghe. Giờ con bị thương, máu me đầy người thì mẹ sao chịu nổi” - người phụ nữ khóc nấc.

Nghe BS nói kết quả chụp CT scan cho thấy nạn nhân bị chấn thương đầu khá nặng buộc phải mổ, người phụ nữ chết lặng, đôi vai run run…

“Không biết khi nào con cái mới hết làm khổ cha mẹ?” - BS Trần Hùng Tấn, trưởng ca trực cấp cứu, chậc lưỡi.

BS Tấn cho biết hầu như ngày nào khoa Cấp cứu cũng tiếp nhận những nạn nhân trẻ măng bị tai nạn giao thông do say xỉn. Có người may mắn lành lặn. Cũng có người phải sống đời thực vật hoặc thần kinh không bình thường sau khi điều trị. Không ít người mãi mãi nằm dưới đất lạnh.

“Con cái có mệnh hệ gì thì cha mẹ là người chịu nhiều nỗi đau nhất. Mong các bạn trẻ hãy thương mẹ, thương cha, đừng bốc đồng trong giây phút để các đấng sinh thành phải gánh khổ cả đời” - BS Tấn trải lòng.

TP.HCM sẽ có ca nô cấp cứu, xe máy cấp cứu
TP.HCM sẽ có canô cấp cứu, xe máy cấp cứu
(PLO)- "Không chỉ xe cấp cứu là phương tiện duy nhất, thời gian tới Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM cần nghiên cứu và đưa vào sử dụng xe đạp cấp cứu, xe máy cấp cứu, canô cấp cứu” - PGS-TS-BS Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm