Tránh xa 6 nhóm thực phẩm này để bảo vệ hệ tiêu hóa

(PLO)- Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện chức năng hệ tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị hội chứng ruột kích thích thì nên bổ sung và tránh những thực phẩm nào, thưa bác sĩ? (Luân, Hà Nội)

Trả lời

Hệ tiêu hóa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm có lợi và những thực phẩm cần tránh để bảo vệ hệ tiêu hóa.

Những thực phẩm nên tránh để bảo vệ hệ tiêu hóa

Thực phẩm tái, sống: Những thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn có hại, làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột và gây rối loạn tiêu hóa.

Thực phẩm không rõ nguồn gốc: Các sản phẩm không đảm bảo vệ sinh có thể chứa hóa chất độc hại, gây tổn thương đường ruột.

Rượu, bia và chất kích thích: Các loại đồ uống có cồn và cafein ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Trái cây chứa nhiều axit: Cam, chanh và các loại trái cây có nhiều axit có thể làm trầm trọng thêm tình trạng tiêu chảy hoặc đầy hơi.

Hoa quả sấy khô: Chứa hàm lượng đường cao, có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa, gây táo bón hoặc tiêu chảy.

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và cay nóng: Các món chiên rán và gia vị cay nóng có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và trào ngược axit.

hệ tiêu hóa
Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Ảnh minh hoạ

Những thực phẩm tốt, có lợi cho hệ tiêu hóa

Để bảo vệ sức khỏe đường ruột, chế độ ăn uống giàu probiotic và thực phẩm lên men là chìa khóa giúp thúc đẩy vi khuẩn có lợi phát triển.

Những thực phẩm tốt và có lợi cho hệ tiêu hóa gồm:

Sữa chua: Chứa nhiều probiotics giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Kefir: Một loại sữa lên men chứa nhiều vi khuẩn có lợi, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và tăng cường miễn dịch.

Ngũ cốc nảy mầm:Giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa hơn so với ngũ cốc thông thường, giúp cơ thể hấp thụ khoáng chất tốt hơn.

Giấm táo: Giúp kích thích sản xuất axit dạ dày, hỗ trợ tiêu hóa chất béo, carbohydrate và protein.

Trà Kombucha, kim chi: Chứa nhiều probiotic có lợi cho đường ruột nhờ quá trình lên men tự nhiên, giúp hỗ trợ tiêu hóa và giảm viêm nhiễm đường ruột.

Dưa bắp cải: Cung cấp vi khuẩn Lactobacillus giúp loại bỏ vi khuẩn có hại, giảm triệu chứng hội chứng ruột kích thích.

Dầu dừa: Có tính kháng khuẩn, kháng virus, giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột.

Cá hồi: Giàu omega-3, có tác dụng chống viêm, hỗ trợ chữa lành tổn thương trong hệ tiêu hóa.

Tỏi: Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng bao gồm hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides có tác dụng chống viêm. Đồng thời, thành phần germanium và selen trong tỏi giúp cơ thể chống đột biến tế bào, ngăn ngừa sự hình thành của các gốc tự do, hỗ trợ phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Socola đen: Socola đen chứa nhiều hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học như polyphenol, flavonoid và catechin giúp loại bỏ các gốc tự do.

Nước hầm xương: Cung cấp L-glutamine, glycine, arginine và khoáng chất hỗ trợ chống viêm, giúp chữa lành tổn thương đường ruột.

Hành tây: Giàu chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi và cải thiện tiêu hóa.

Thực phẩm giàu chất xơ: Như atisô, đậu, quả mâm xôi và táo giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc bệnh đường ruột.

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm phù hợp, người dân cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc dinh dưỡng quan trọng để bảo vệ hệ tiêu hóa tốt nhất.

Theo đó, nên sử dụng thực phẩm sạch và có nguồn gốc rõ ràng; ăn uống điều độ, ưu tiên ăn nhiều vào buổi sáng và trưa, hạn chế ăn quá nhiều vào buổi tối; bổ sung rau xanh và hoa quả vào chế độ ăn uống hằng ngày; uống đủ nước mỗi ngày, có thể bổ sung nước khoáng chứa kali và magie; tăng cường vitamin C từ các loại trái cây như ổi, bưởi.

Nếu gặp các vấn đề tiêu hóa kéo dài, người dân nên đến cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

TS. BS. Nguyễn Thị Lan Hương

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ

Đừng bỏ lỡ

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

Điểm tin ANTT: Báo án giả mong người yêu quay lại; Công an nói gì về tin đồn mẹ đoạt mạng con?

(PLO)- Bé trai ngủ quên trên cây xoài khiến nhiều người đi tìm trong đêm; Công an thông tin về tin đồn mẹ đoạt mạng con ruột ở Quảng Nam; Nam thanh niên báo án giả để mong người yêu quay lại; Bắt kẻ giả danh cảnh sát hình sự cưỡng đoạt tiền của người đi đường; Bộ Công an kêu gọi 20 người liên quan vụ đánh bạc ở khách sạn Pullman ra trình diện.

Đọc thêm

Buổi tối đi ngủ giờ nào tốt nhất?

Buổi tối đi ngủ giờ nào tốt nhất?

(PLO)- Ngủ giờ nào tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người, tuy nhiên vấn đề này còn phụ thuộc vào tuổi cũng nhu cầu riêng của từng người.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

(PLO)- Huyết áp thấp rất nguy hiểm tính mạng vì gây thiếu máu ở hầu hết cơ quan quan trọng của cơ thể, có thể dẫn tới tử vong.

Lưu ý khi nhổ răng khôn mọc lệch

Lưu ý khi nhổ răng khôn mọc lệch

(PLO)- Răng khôn mọc lệch có thể gây nhiều biến chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh, cần nhổ càng sớm càng tốt.