Nguy cơ lây lan bệnh viêm não mô cầu

Nguy cơ lây lan bệnh viêm não mô cầu ảnh 1
10-20% người khỏe mạnh có vi khuẩn lưu trú trong cổ họng. Nhiều trường hợp không biểu hiện thành bệnh nhưng bệnh vẫn có thể gây tử vong.
Nếu trường hợp này dương tính thì đây là ca thứ 6 mắc bệnh viêm não mô cầu được xác định tại TP HCM những ngày qua. Trong khi đó, căn bệnh có khả năng gây tử vong, dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác, lại đang vào mùa. Nam bệnh nhân nhập viện tối 10/1 trong tình trạng sốt, nhức đầu, đau họng, mệt mỏi. Hiện bệnh nhân tỉnh táo nhưng vẫn sốt cao liên tục, lạnh run, đau đầu mệt mỏi, đau họng, xuất hiện tử ban rải rác toàn thân, màu tím thẫm. Đây là những dấu hiệu của bệnh Trước đó, ngày 9/1, cũng từ 2 bệnh nhân viêm não mô cầu tại bệnh viện này, Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM đã phát hiện thêm 3 trường hợp khác có biểu hiện bệnh. Cả 5 đều làm cùng một công ty tổng cộng 6.000 công nhân. "Chúng tôi đã tiến hành điều tra dịch tễ và chưa phát hiện thêm trường hợp nào có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên chúng tôi vẫn tính đến các phương án dự phòng như cho toàn bộ công nhân uống thuốc hoặc khuyên họ súc miệng sát khuẩn để ngừa lây lan", bác sĩ Trần Phủ Mạnh Siêu, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM nói. Cũng theo bác sĩ Siêu, viêm não mô cầu là bệnh theo mùa. Ít xuất hiện nhưng có những điểm đáng lưu ý là dễ bị chẩn đoán nhầm, đồng thời lây lan nhanh nếu người bệnh sống trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với nhiều người khác. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, viêm não mô cầu thường thấy ở trẻ em, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh. Khi vào cơ thể qua đường hô hấp, vi trùng có thể gây viêm họng, nhiễm trùng huyết hoặc viêm màng não. Với bệnh viêm não mô cầu, bệnh nhân thường bỗng nhiên sốt kèm ớn lạnh, rét run, đau đầu, co giật hoặc mê sảng ở trường hợp nặng. Một số trường hợp có biểu hiện nôn ói, nhức mỏi. Với các vết ban đỏ nổi ngoài da đối với viêm não mô cầu, thường có tím thẫm, hoặc to bằng đầu đũa, hoặc là mảng lớn hơn. Các nốt tử ban xuất hiện trong 1-2 ngày có biểu hiện bệnh, trong khi đó sốt phát ban hay sốt xuất huyết, nốt ban thường có màu nhạt hơn và nhỏ hơn và trổ ban từ sau 3-4 ngày. Ở thể nhẹ, bệnh nhân có thể qua khỏi nếu được nhập viện và điều trị bằng kháng sinh. Thống kê dịch tễ tại Việt Nam cho thấy, có đến 50% người mang vi trùng não mô cầu nhưng không có biểu hiện bệnh và vẫn sống khỏe. Viêm não mô cầu lại nguy hiểm trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết cấp hoặc viêm màng não. Khả năng bị nhiễm trùng huyết cấp rất ít gặp, một số trường hợp được y văn ghi nhận bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 2 ngày sau khi phát bệnh. Do vi trùng mô cầu có thể truyền từ người này sang người kia qua đường hô hấp (dịch hầu họng, nước mũi) nên để phòng bệnh, người mang bệnh phải được cách ly khỏi đám đông. Người tiếp xúc có thể uống kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để phòng bệnh. Ngoài ra, viêm não mô cầu có văcxin phòng ngừa. Loại văcxin này tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Người lớn cũng có thể tiêm phòng. Ở mùa thường xuất hiện viêm não mô cầu (những tháng đầu năm), nếu thấy sốt, viêm họng, người bệnh cần đi khám để được điều trị kịp thời.
Theo Trung Hào (VNE)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm