Không nên giữ bí mật thân thế, sự nghiệp lãnh đạo Đảng

Chiều 25-10, Quốc hội thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Ông Trương Trọng Nghĩa bày tỏ sự e ngại về dự thảo luật hiện hành và cho rằng nếu luật này đưa vào sẽ tác động tiêu cực.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng phạm vi Luật Bảo vệ bí mật nhà nước hơi rộng. 

Theo đó, vị đại biểu cho rằng đặc trưng xã hội là thông tin thật nhanh, rộng, tiện lợi và miễn phí. Ở đâu càng có nhiều thông tin chứng tỏ xã hội đó càng phát triển nhanh chóng, đồng thời tăng năng suất lao động và giá trị cho nền kinh tế.

“Với nhận thức đó, chúng ta đặt vấn đề đâu là thông tin bí mật, nếu chúng ta làm không khéo mở quá rộng thì không ai dám làm gì cả. Vì làm rất sợ vi phạm, thậm chí không ai dám tuyên truyền phổ biến…” - ông Nghĩa nhấn mạnh.

Theo đó, ông Nghĩa đề xuất định nghĩa bí mật nhà nước theo hướng: “Bí mật nhà nước là những thông tin Nhà nước sản xuất hay do Nhà nước tạo ra, có nguồn từ các cơ quan nhà nước được quy định theo luật này…”.

Về phần trách nhiệm bảo vệ bí mật nhà nước, ông Nghĩa cho rằng cần phân ra, không thể trách nhiệm của công dân giống như trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước.

“Bên cạnh đó, thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước cũng phải phổ biến cho rộng để mọi người học tập, không thể là bí mật được…” - ông Nghĩa góp ý.

Nói thêm về dự thảo luật này, một số đại biểu cũng đồng tình với việc cần công khai thân thế, sự nghiệp của lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Đồng thời hoạt động điều tra, xét xử không phải công khai, không thể "gò" hết vào bí mật nhà nước.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm