9 thành tựu y học mang tính đột phá năm 2017

Trong năm 2016, thế giới đã chứng kiến bước đột phá của khoa học công nghệ về những thiết bị di động đeo tay. Những thiết bị này cũng góp phần vào thành tựu y khoa của năm, với hy vọng sẽ làm thay đổi sức khỏe và cả cuộc sống của con người.

1. Máy tạo nhịp tim mini

Bệnh tim là căn bệnh rất phổ biến hiện nay và là căn bệnh gây tử vong cao nếu không được theo dõi thường xuyên.

Các máy tạo nhịp tim truyền thống khá cồng kềnh và dây dẫn truyền dễ gây nhiễm trùng. Máy tạo nhịp tim mini dù còn đang đợi phê chuẩn của FDA vào đầu năm 2017 vẫn hy vọng là một bước đột phá mới. Máy này không cần dây để tránh nhiễm trùng, không cần phẫu thuật và dùng kỹ thuật cấy ghép implant để đưa vào tĩnh mạch đùi thông qua một ống thông.

máy tạo nhịp tim

Máy tạo nhịp tim mini sẽ thay đổi máy tạo nhịp tim truyền thống vốn cồng kềnh và dây dẫn truyền dễ gây nhiễm trùng. Hình minh họa.

2. Điều trị tổn thương dây chằng

Đây là chấn thương rất thường gặp. Cách điều trị truyền thống là lấy gân từ phần khác của cơ thể vá lại dây chằng.

Hiện tại đã có cách điều trị khác, đó là khi dây chằng đứt, các cục máu đông sẽ giúp dây chằng nối trở lại và tan đi trong chất lỏng ở đầu gối. Một "giàn giáo" sẽ được khâu vào hai đầu mối đứt, giữ máu không bị hòa tan, do đó trong tám tuần dây chằng đứt sẽ có mô mới tự sinh ra.

Phương pháp này ít đau đớn hơn và giảm một nửa thời gian điều trị, hy vọng sẽ được phổ biến rộng rãi vào cuối năm 2017.

3. Vòng đeo tay theo dõi dức khỏe

Ước tính trong năm tới sẽ có năm triệu người đeo chiếc vòng này, và trong năm năm tới sẽ là 13 triệu người. Chiếc vòng này theo dõi hoạt động, thói quen ngủ và nhiều thông tin sức khỏe khác để theo dõi sức khỏe của người đeo.

vòng đeo tay theo dõi sức khỏe

Vòng đeo tay theo dõi sức khỏe. Ảnh minh họa

4. Thuốc chống LDL cholesterol

Nỗi lo LDL cholesterol cao sẽ chỉ còn là quá khứ khi vào năm 2017, FDA sẽ có thể cho phép lưu hành hai loại thuốc tên PCSK9 có khả năng "vô hiệu hóa" loại gen gây cholesterol cao, bệnh nhân được sử dụng thuốc này đã giảm mức LDL xuống 50%.

5. Mắt nhân tạo

Mắt thoái hóa do tuổi tác là nỗi lo của nhiều người nhưng vẫn chưa có thuốc chữa cho tình trạng này.

Đầu năm 2016, nước Anh đã ra mắt một thiết bị "mắt nhân tạo" tên gọi Argus II. Nó sẽ tạo phim hình ảnh được quay bởi cặp kính đặc biệt và chuyển đổi chúng thành xung điện. Xung điện này sẽ truyền không dây đến điện cực và khi đến não, chúng sẽ "thông báo" về hình dáng, độ sáng tối của cảnh bên ngoài.

Thiết bị này hy vọng sẽ được bán trên toàn thế giới vào năm 2017.

mắt nhân tạo

Mắt nhân tạo. Ảnh minh họa

6. "Xóa" bệnh di truyền

Trong những năm vừa qua, công nghệ điều chỉnh ADN có nhiều bước tiến mới. Thậm chí các nhà khoa học đã có thể khiến các bệnh nhân HIV kháng bệnh tốt hơn qua việc điều chỉnh gen, giảm các triệu chứng trong hồng cầu hình liềm ở bệnh nhân.

Vào năm 2017, khoa học hy vọng có thể "xóa sổ" hàng trăm căn bệnh nhờ vào phương pháp điều chỉnh này.

7. Trị bệnh từ xa

Càng ngày càng có nhiều bệnh nhân và cả bác sĩ sử dụng công nghệ để chẩn trị bệnh qua video chat. Vào năm 2017, có thể 1/2 quá trình trị bệnh ở Mỹ sẽ sử dụng video chat.

8. Không còn phải uống thuốc

Rất nhiều người phải dùng thuốc mỗi ngày nhưng có thể vào cuối 2017, việc uống chúng sẽ không còn cần thiết.

Vào tháng 8-2016, FDA đã cho phép  loại thuốc mới được in 3D, nó sẽ hòa tan vào dung dịch ngay khi đưa vào miệng. Hy vọng vào cuối năm 2017, hàng trăm loại thuốc sẽ sử dụng cách thức này.

thuốc in 3D

Sự ra đời của thuốc in 3D sẽ thay đổi toàn bộ ngành công nghiệp dược phẩm. Ảnh minh họa

9. Bộ phòng ngừa đột quỵ

Đột quỵ là chứng bệnh giết người nhanh, bất ngờ nhất. Có một loại thuốc phòng ngừa nó tên là tPA, tuy nhiên phải uống nó trong vòng ba tiếng từ khi đột quỵ.

Năm 2016 giới nghiên cứu đã sản xuất ra một "đơn vị" phòng chống đột quỵ bao gồm thuốc tPA, máy chẩn đoán và nhân viên sẵn sàng trong mọi phòng cấp cứu của Mỹ. Với sự chuẩn bị này, các ca điều trị đột quỵ hy vọng sẽ có kết quả cao hơn.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

Bộ Y tế: Hơn 70% người lớn mắc viêm lợi, viêm quanh răng

(PLO)- Hơn 70% người trưởng thành tại Việt Nam bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nội dung được Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên thông tin tại Lễ mít tinh và đi bộ hưởng ứng Ngày sức khỏe răng miệng thế giới diễn ra tại TP.HCM ngày 16-3.