1/ Tổng thống Nga Vladimir Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin tiếp tục chúng tỏ ông là một trong số ít những người đàn ông trên thế giới có đủ quyền lực để làm những gì mình muốn. Dù bị các lệnh trừng phạt quốc tế do sáp nhập Crimea và tạo nên khủng hoảng ở Ukraine khiến đồng rúp mất giá và nước Nga lâm vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc nhưng dường như việc này không hề ảnh hưởng đến Putin: Hồi tháng 6, tỉ lệ ủng hộ ông là 89%. Đến tháng 10, Putin tiến hành các cuộc không kích IS ở Syria, trực tiếp đối đầu với Tổng thống Assad khiến vị thế của Mỹ và NATO trong khu vực bị suy yếu và gầy dựng lại ảnh hưởng của Nga tại nước ngoài.
2/ "Bà đầm thép" Angela Merkel
Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ tiếp tục giữ vững danh hiệu người phụ nữ quyền lực nhất thế giới trong 10 năm nữa. Bà Merkel tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba, tiếp tục trở thành lãnh đạo của đất nước có nền kinh tế rực rỡ nhất châu Âu hồi tháng 12-2014. Bà Merkel đã cứu Đức khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu với các gói kích thích kinh tế và trợ cấp của chính phủ dành cho các công ty, đồng thời có những nỗ lực giúp đỡ Hy Lạp phục hồi kinh tế. Bà Merkel đã sử dụng quyền lực của mình để chống lại ISIS, gửi vũ khí cho các chiến binh người Kurd. Trong cuộc khủng hoảng Nga-Ukraine, bà Merkel được coi là cầu nối cho một thỏa thuận hòa bình với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
3/ Tổng thống Mỹ Barack Obama
Không còn nghi ngờ về việc Mỹ vẫn là nền kinh tế, văn hóa, ngoại giao, công nghệ và năng lực quân sự lớn nhất thế giới. Tuy nhiên trong năm cuối cùng của nhiệm kỳ tổng thống, sức ảnh hưởng của ông Obama đã bị thu hẹp lại. Ở quê nhà, mức ủng hộ ông giảm dưới 50%, ở mặt trận châu Âu và Trung Đông lại bị bà Angela Merkel và ông Putin vượt mặt.
4/ Giáo hoàng Francis
Giáo hoàng Pope Francis là nhà lãnh đạo về tinh thần của một phần sáu dân số thế giới. Giáo hoàng đã thay đổi hình ảnh bảo thủ lâu đời của Giáo hội Công giáo. Trong chuyến thăm Mỹ hồi tháng 9, Giáo hoàng đã vận động Quốc hội Mỹ và Liên Hiệp Quốc hành động về các vấn đề thay đổi khí hậu, nhập cư và chống ngược đãi người theo đạo Thiên Chúa và nhóm tôn giáo thiểu số ở Trung Đông.
5/ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Chủ tịch Tập Cận Bình được coi là nhà lãnh đạo quyền lực nhất Trung Quốc kể từ thời Mao Trạch Đông. Ông Tập đã nhanh chóng thấy được lợi ích từ việc cải tổ tư nhân hóa và những suy nghĩ mới mẻ. Ông cũng là người quyết đoán khi cho phép các phương tiện truyền thông trong nước công khai cuộc sống làm việc hằng ngày của mình. Ông Tập đã mạnh tay hơn so với các nhà lãnh đạo trước đó trong cuộc chiến chống tham nhũng, đồng thời ủng hộ các liên minh kinh tế và an ninh lớn.
6/ Tỉ phú Bill Gates
Các đây 40 năm, Bill Gates cùng người bạn Paul Allen của mình thành lập Microsoft với mục tiêu mỗi người dân đều có một máy tính trên bàn. Giờ đây, 84% hộ gia đình ở Mỹ đều sở hữu một chiếc máy tính. Không những là tỉ phú giàu nhất thế giới, Bill Gates và vợ mình còn tích cực hoạt động từ thiện. Cách đây 15 năm, Bill và Melinda Gates đã chi hơn 30 tỉ USD để hoạt động từ thiện, hướng tới mục tiêu giảm sự bất bình đẳng. Đầu năm 2015, hai vợ chồng tỉ phú Bill Gates tuyên bố mục tiêu mới của quỹ từ thiện là “Cuộc sống của người dân ở các nước nghèo sẽ cải thiện nhanh hơn trong vòng 15 năm tới”. Hồi tháng 5, Bill Gates cho biết sẽ mở một mạng lưới giám sát dịch bệnh ở châu Phi và Nam Á, để phát hiện các dịch bệnh như Ebola hay SARS. Bà Melinda cũng thông báo sẽ đầu tư gần 800 triệu USD trong vòng sáu năm tới để cải thiện dinh dưỡng và giảm tỉ lệ tử vong do suy dinh dưỡng gây ra.
7/ Janet Yellen - lãnh đạo nữ đầu tiên của FED
Janet Yellen làm nên lịch sử khi trở thành lãnh đạo nữ đầu tiên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vào năm 2014. Bà là chuyên gia kinh tế tốt nghiệp từ hai trường ĐH Yale và Brown. Kể từ khi trở thành lãnh đạo của FED, bà Yellen không có phút nào ngơi nghỉ với các chính sách thúc đẩy và phát triển kinh tế. Bà cũng đã đấu tranh với lời kêu gọi tăng cường sự giám sát FED của Quốc hội Mỹ, bảo vệ quan điểm trước Quốc hội rằng “Cục Dự trữ Liên bang là độc lập,” đồng thời yêu cầu thúc đẩy việc giám sát các ngân hàng lớn.
8/ Thủ tướng Anh David Cameron
Thủ tướng Anh David Cameron tiếp tục nhiệm kỳ mới sau khi tái đắc cử hồi tháng 5 năm nay. Ông hiện là lãnh đạo thuộc đảng Bảo thủ duy nhất của Anh trong vòng 23 năm qua. Nhà lãnh đạo của này rất thích dùng mạng xã hội, ông có đến 834.000 người theo dõi trên mạng Twitter. Các bức ảnh “tự sướng” của ông cùng với Tổng thống Barack Obama và Thủ tướng Đan Mạch Helle Thorning-Schmidt trong lễ tưởng niệm Nelson Mandela vào năm 2013 đều trở nên nổi tiếng.
9/ Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là tác động chính của việc Ấn Độ có mức tăng trưởng GDP 7,4% trong năm đầu tiên ông cầm quyền. Ông Modi cũng hướng đến việc trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu khi có chuyến thăm chính thức cùng với Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Bắt tay với Mỹ giúp Ấn Độ đẩy mạnh lĩnh vực công nghệ. Tuy nhiên, để lãnh đạo 1,2 tỉ người, ông Modi cần phải thông qua chương trình cải cách của đảng mình và kiểm soát được phe đối lập.
10/ Ông chủ Google - Larry Page
Larry Page là ông chủ của Alphabet, công ty mẹ của Google, phòng thí nghiệm Google X và nhiều công ty con như Calico, Nest và Fiber. Tuy nhiên, hồi tháng 8, Larry Page đã tuyên bố sẽ trao vị trí CEO cho chiến lược gia bộ phận sản phẩm Sundar Pichai. Thông báo này được đưa ra sau khi giá cổ phiếu của Google tăng mạnh vào tháng 7 và thắng lợi của chức năng tìm kiếm trên điện thoại và YouTube.