2 cuộc xung đột lớn có kết thúc trong năm 2024?

2 cuộc xung đột lớn có kết thúc trong năm 2024?

(PLO)- Các chuyên gia nhận định sẽ rất khó khăn và cần rất nhiều nỗ lực từ cộng đồng quốc tế để có thể giảm thiểu được tác động tiêu cực và tiến đến chấm dứt hai cuộc xung đột Nga - Ukraine và Israel - Hamas trong năm 2024.

Đã gần hết năm 2023, hai cuộc xung đột lớn Nga - Ukraine và Israel - Hamas (phong trào vũ trang Hồi giáo kiểm soát Dải Gaza, Palestine) gây nhiều tác động tiêu cực đến toàn cầu vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Câu hỏi được nhiều người quan tâm muốn biết là liệu viễn cảnh hai cuộc xung đột sẽ thế nào trong năm 2024, và các nước, cộng đồng quốc tế có thể làm gì để hạn chế tác động.

Báo Pháp Luật TP.HCM trao đổi với một số chuyên gia về chủ đề này.

anh-6-xung-dot-7767-9056-8650.jpg
Binh lính Israel cùng các phương tiện chiến đấu tại khu vực tiếp giáp giữa Israel và Dải Gaza vào ngày 30-11. Ảnh: AFP

Khó lường về hai cuộc xung đột

. Phóng viên: Có nhng du hiu rõ ràng rng chai cuc xung đột Nga - Ukraine và Israel - Hamas sẽ kéo dài sang năm 2024. Theo các chuyên gia, các cuộc xung đột này sẽ diễn biến theo chiều hướng ra sao trong năm tới?

+ GS Stefan Wolff, chuyên gia an ninh quốc tế tại ĐH Birmingham (Anh): Cuộc chiến ở Ukraine khó có thể kết thúc trong năm 2024, dù là trên chiến trường hay trên bàn đàm phán. Cả hai bên đều có đủ nguồn lực để ngăn cản bên kia giành chiến thắng.

Về cuộc xung đột ở Gaza, tôi nghĩ nhiều khả năng mức độ bạo lực sẽ giảm bớt, tình hình nhân đạo sẽ được cải thiện dần dần. Tuy nhiên, tương tự như xung đột tại Ukraine, tôi không nhìn thấy triển vọng trong việc giải quyết xung đột ở Gaza.

anh-1-9633-1762-2174.jpg
GS Ammon Aran. Ảnh: CITY UNIVERSITY OF LONDON

+ GS Amnon Aran, chuyên gia về chính trị quốc tế khu vực Trung Đông tại ĐH City University of London (Anh): Rất khó để đoán định hai cuộc xung đột sẽ thế nào trong năm 2024. Tôi nghĩ xung đột ở Ukraine sẽ tiếp tục vì hai bên chỉ mới bước qua giai đoạn đầu của cuộc chiến và đang chuyển sang giao tranh ổn định quanh một số khu vực nhất định.

Còn với xung đột Israel, tôi dự đoán cường độ chiến tranh như hiện tại vẫn sẽ kéo dài trong năm tới nhưng chiến thuật của hai bên có thể sẽ thay đổi. Vấn đề quan tâm nữa là liệu các nhóm vũ trang như Houthis (Yemen), Hezbollah (Lebanon) có tiếp tục tấn công Israel hay không. Câu trả lời nằm ở khả năng tìm kiếm giải pháp chính trị giữa các bên.

anh-2-748-7649-4537.jpg
TS Andrew Thomas. Ảnh: TWITTER

+ TS Andrew Thomas, chuyên gia quan hệ quốc tế tại ĐH Deakin (Úc): Khó có thể đưa ra dự đoán tương lai xung đột Nga - Ukraine trong năm 2024. Câu hỏi lớn nhất liên quan đến Ukraine trong năm 2024 là viện trợ quân sự cho nước này sẽ tiếp tục ở mức độ nào. Nhiều nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã cảm thấy mệt mỏi với cuộc xung đột. Do đó, chính phủ các nước NATO sẽ gặp thách thức trong việc thuyết phục người dân và các nhà lập pháp đồng ý tài trợ thêm cho Ukraine.

Đối với cuộc xung đột ở Gaza, chúng ta có thể thấy uy tín của Israel sẽ giảm khi xung đột tiếp tục kéo dài. Mức độ tín nhiệm đối với chính phủ hiện tại đã rất thấp, nếu không có mục tiêu quân sự cụ thể ngoài việc “tiêu diệt Hamas”, họ sẽ tiếp tục mất uy tín. Tuy nhiên, sự hỗ trợ của Mỹ dành cho Israel sẽ tiếp tục trong năm 2024. Ngoài ra, khả năng Israel quay trở lại kiểm soát Gaza là rất có thể.

anh-4-9399-7512-607.jpg
TS Alexander A. Hill. Ảnh: UNIVERSITY OF CALGARY

+ TS Alexander A. Hill, chuyên gia nghiên cứu về Nga tại ĐH Calgary (Canada): Trong những tuần gần đây, theo báo chí phương Tây, một số chính trị gia phương Tây nghĩ rằng đã đến lúc Ukraine tiến tới hòa đàm với Nga. Những cuộc đàm phán như vậy rất có thể sẽ diễn ra trong thời gian tới.

Điều đáng buồn là các cuộc đàm phán giữa Ukraine và Nga vào mùa xuân năm 2022 đã kết thúc mà không đạt kết quả. Khi đó, Nga có vẻ hài lòng nếu đạt được thỏa thuận, trong đó Ukraine công nhận độc lập cho vùng Donbass (miền Đông Ukraine) và công nhận bán đảo Crimea là của Nga, đồng thời cam kết đứng ngoài NATO và thực hiện một số biện pháp “phi quân sự hóa”.

Tuy nhiên, nếu hai bên gặp nhau trên bàn đàm phán trong thời gian tới, Nga có thể sẽ yêu cầu nhiều hơn, bao gồm việc yêu cầu Ukraine công nhận chủ quyền của Nga với bốn tỉnh mà Nga sáp nhập từ Ukraine trong năm 2022. Còn về Ukraine, nước này khó có thể cam kết đứng ngoài NATO hoặc “phi quân sự hóa”. Về lâu dài, Kiev có thể sẽ nỗ lực gia nhập NATO, bên cạnh việc thúc đẩy gia nhập Liên minh châu Âu (EU). Tôi nghĩ sẽ không bên nào đạt được điều họ mong muốn.

LHQ cho biết tổ chức này cần 46,4 tỉ USD trong năm 2024 để phục vụ viện trợ nhân đạo. Trong đó, Ukraine cần 3,1 tỉ USD, xếp thứ hai danh sách các nước cần viện trợ, sau Syria cần 4,4 tỉ USD.

Các nước và cộng đồng quốc tế có thể làm gì?

. Hai cuộc xung đột đã và đang tác động mnh đến tình hình an ninh, kinh tế ca nhiu khu vc. Thm chí, mt snước có nguy cơ bị lôi kéo vào xung đột. Theo các chuyên gia, các nước và cng đồng quc tế có thlàm gì để hn chế các tác động ca hai cuộc xung đột?

anh-3-1654-4246-5083.jpg
GS Stefan Wolff. Ảnh: ĐH PRINCETON

+ GS Stefan Wolff: Điều này phụ thuộc rất nhiều vào việc các quốc gia này ở đâu và là nước nào. Trong tình hình hiện tại, hơn bao giờ hết, các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc, Nga có trách nhiệm đặc biệt trong việc ổn định mối quan hệ, kiềm chế các hành động của họ và các đối tác.

Điều này sẽ cần một số thỏa hiệp và nhượng bộ. Dù vậy, đây là những hành động rất cần thiết để giúp thế giới đạt được sự ổn định, an ninh và cho phép các nước tập trung vào các vấn đề quan trọng khác như biến đổi khí hậu, an ninh lương thực và năng lượng, phát triển kinh tế...

+ TS Andrew Thomas: Đối với cuộc xung đột ở Ukraine, các nước có thể hỗ trợ nhân đạo bằng cách đồng ý tiếp nhận thêm người tị nạn Ukraine. Các nước cũng nên hỗ trợ việc bảo vệ vận chuyển và thương mại từ Ukraine, để đảm bảo an ninh lương thực trong tương lai.

Đối với cuộc xung đột ở Gaza, cộng đồng quốc tế có thể ủng hộ thỏa thuận ngừng bắn và khởi động lại quan hệ chính trị với chính quyền Palestine ở Bờ Tây.

Xung đột Gaza
Gaza đổ nát sau các trận không kích của Israel. Ảnh: AP

. Với vai trò là tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, Liên hợp quốc (LHQ) đã có nhiều nỗ lực để kết thúc xung đột tại Ukraine tại Gaza cũng như hạn chế tác động của chúng. Tuy nhiên, các nỗ lực này vẫn chưa đạt nhiều kết quả. Trong tương lai, LHQ và cộng đồng quốc tế có thể làm gì để góp phần kết thúc hai cuộc xung đột này, theo các chuyên gia?

+ GS Stefan Wolff: Các nước thành viên Hội đồng Bảo an LHQ cần hợp tác nhiều hơn. Họ không nên để các bất đồng trong vấn đề này ảnh hưởng đến quá trình hợp tác trong vấn đề khác.

+ TS Andrew Thomas: Với tình hình hiện tại, về mặt chính trị, LHQ và cộng đồng quốc tế khó có thể làm được gì nhiều. Các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ có thể phủ quyết các nỗ lực duy trì an ninh được đề xuất. Hơn nữa, cộng đồng quốc tế khó có thể ngăn chặn những cuộc xung đột nếu không có thiện chí đàm phán từ các bên liên quan. Trong khi đó, với hai cuộc xung đột nói trên, thiện chí đàm phán của các bên vẫn chưa rõ ràng.

anh-7-xung-dot-3118.jpg
Binh sĩ Nga tại một địa điểm không xác định ở Ukraine. Ảnh: TASS

+ GS Amnon Aran: Tôi nghĩ LHQ cần phải đưa ra tiếng nói mạnh mẽ hơn nữa. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng LHQ không được thiết kế để có hành động cụ thể trong chiến tranh, tổ chức này không có nguồn lực cho quân sự.

Nhìn chung, tôi cho rằng chính bản thân Israel phải là bên tìm ra công thức chính trị để giải quyết xung đột. Xung đột ở Ukraine cũng tương tự như vậy.

. Xin cảm ơn các chuyên gia.•

Mỹ muốn xung đột Israel - Hamas kết thúc “càng nhanh càng tốt”

Trong cuộc họp báo cuối năm được tổ chức vào ngày 20-12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong năm 2024 là thúc đẩy để kết thúc cuộc xung đột Israel - Hamas “càng nhanh càng tốt”, theo tờ The Times of Israel.

“Rõ ràng cuộc xung đột này cần phải chuyển sang giai đoạn có cường độ thấp hơn. Chúng tôi muốn thấy sự chuyển đổi sang các hoạt động có mục tiêu hơn, tập trung vào việc đối phó với sự lãnh đạo của Hamas, mạng lưới đường hầm và một số thứ khác. Khi điều này được tiến hành, các bạn sẽ thấy ảnh hưởng đối với dân thường giảm đáng kể” - ông Blinken nói.

Trong cuộc họp báo, ông Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Israel để “đảm bảo rằng những gì đã xảy ra vào ngày 7-10 sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.

Ông Blinken cũng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Israel nhằm giảm thiểu thiệt hại cho dân thường, đảm bảo tất cả con tin được thả, ngăn chặn xung đột lan rộng và hướng tới một “nền hòa bình lâu dài, lâu dài”.

Trong cuộc họp báo cuối năm được tổ chức vào ngày 20-12, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết một trong những ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong năm 2024 là thúc đẩy để kết thúc cuộc xung đột Israel - Hamas “càng nhanh càng tốt”, theo tờ The Times of Israel.

“Rõ ràng cuộc xung đột này cần phải chuyển sang giai đoạn có cường độ thấp hơn. Chúng tôi muốn thấy sự chuyển đổi sang các hoạt động có mục tiêu hơn, tập trung vào việc đối phó với sự lãnh đạo của Hamas, mạng lưới đường hầm và một số thứ khác. Khi điều này được tiến hành, các bạn sẽ thấy ảnh hưởng đối với dân thường giảm đáng kể” - ông Blinken nói.

Trong cuộc họp báo, ông Blinken cho biết Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Israel để “đảm bảo rằng những gì đã xảy ra vào ngày 7-10 sẽ không bao giờ xảy ra nữa”.

Ông Blinken cũng nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ tiếp tục hợp tác với Israel nhằm giảm thiểu thiệt hại cho dân thường, đảm bảo tất cả con tin được thả, ngăn chặn xung đột lan rộng và hướng tới một “nền hòa bình lâu dài, lâu dài”.

Đọc thêm