Góc nhìn:

4 cách ứng xử với bạo lực học đường

(PLO)- Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối đối với ngành giáo dục và gây nhiều hệ lụy xã hội.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Bạo lực học đường luôn là vấn đề nhức nhối đối với ngành giáo dục và gây nhiều hệ lụy xã hội. Chúng ta đã có nhiều biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực học đường song chưa cho thấy hiệu quả rõ nét. Những ngày qua, vụ bạo lực học đường xảy ra ở một trường quốc tế tại TP.HCM đang gây nên làn sóng bức xúc trong dư luận.

Để đánh giá một sự việc, chúng ta cần có cái nhìn tổng quát, cần lắng nghe trình bày của các bên liên quan mới có thể phân định rạch ròi. Cho tới nay, dư luận mới chỉ chứng kiến một phần của sự việc, nên chưa thể nói ai đúng, ai sai. Điều quan trọng là chúng ta cần có sự hợp tác giữa các bên, để có cách giải quyết vấn đề tốt nhất, vì học trò nhất.

Đối với những đứa trẻtrong độtuổi vị thành niên, kể cả thủ phạm hay nạn nhân, quan trọng nhất vẫn là phải bảo vệ các em khỏi dư luận. Không nên để cho các em chỉ vì một sự kiện này mà mất cả tương lai.

Các phụ huynh cần bình tĩnh để xem cách thức ứng xử, giải quyết như thế nào cho các bên đều cảm thấy hài lòng. Đừng gấp gáp quá sự việc cũng đã xảy ra rồi.

Nếu phụ huynh có con là nạn nhân thì trước nhất cần chăm sóc sức khỏe về mặt tâm lý, trao đổi với con về cách ứng phó khi bị bắt nạt. Chẳng hạn như việc khi con bị đe dọa bắt nạt thì phải nói ngay với bố mẹ trước. Và khi đứng trước một kẻ bắt nạt con, con nên làm thế nào để người ta đừng gây ra những tổn thương cho mình.

Phụ huynh cũng cần học cách nhận biết những ảnh hưởng sau sự kiện để giúp đỡ trẻ. Nhận diện sớm các phản ứng tiêu cực như sợ hãi không thực tế về tương lai, mất ngủ, mệt mỏi và dễ bị mất tập trung. Bên cạnh đó, cần khuyến khích trẻ nhận tham vấn hoặc nói chuyện với người lớn đáng tin cậy về cảm xúc của trẻ xung quanh vụ việc. Cân nhắc việc đến trường khi cần thiết với những trẻ rất sợ quay trở lại lớp học.

Về phía nhà trường, ngay sau khi sự việc xảy ra, cần có một báo cáo với các thông tin cơ bản như nội dung vụ việc, chuyện gì đã xảy ra. Sau khi khủng hoảng xảy ra, các bên liên quan cần có một kế hoạch chi tiết để đáp ứng một cách kịp thời, phù hợp hơn.

Theo đó, vai trò của ban giám hiệu nhà trường là cung cấp các dịch vụ tham vấn ngắn và dài hạn. Sử dụng các chuyên gia sức khỏe tâm thần được đào tạo hoặc có kinh nghiệm trong việc ứng phó với khủng hoảng và can thiệp sang chấn.

Duy trì cả đường dây thông tin và đường dây gọi đặc biệt cho nạn nhân và gia đình đểcập nhật liêntục cácbước đang thực hiện đểgiúpmọi người xửkhủng hoảng đểhọyêntâm.

Đối với giáoviên, cần phải hợp tác với các bên để minh bạch hóa về tình tiết vụ việc. Giúp nạn nhân, thủ phạm hòa nhập lại với môi trường học đường. Ngoài ra, phải nhận diện sớm các biểu hiện đau buồn hoặc trầm cảm. Hướng dẫn xử lý tin đồn và truyền thông trên mạng. Sẵn lòng giúp đỡ nạn nhân và gia đình. Kết nối với các chuyên gia tư vấn tâm lý.

Với cộng đồng,lưu ý không lan truyền thông tin làm lộ danh tính của những đứa trẻ vì có thể dẫn đến những nguy cơ và rắc rối cho chúng sau này.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm