5 đảo ở Thái Bình Dương bị ‘nuốt chửng’ do nước biển dâng

Hãng tin Sputnik ngày 10-5 đưa tin, theo nghiên cứu gần đây của một nhóm các nhà khoa học Úc, đăng trên chí khoa học Environmental Research Letters, tình trạng nước biển dâng do biến đổi khí hậu và tình trạng xâm thực bờ biển đã “xóa sổ” năm hòn đảo ở quần đảo Solomon, nam Thái Bình Dương.

Các công trình trên các hòn đảo này đã bị cuốn trôi xuống biển và cư dân sống tại đây trong thế kỷ qua buộc phải rời đi. Theo nghiên cứu, thêm sáu hòn đảo nữa đang trong tình trạng xói mòn nghiêm trọng.

Theo France24, năm hòn đảo đã biến mất gồm: Kakatina, Kale, Rapita, Rehana và Zollies. Các đảo có kích thước đa dạng, 1-5 ha và có thảm thực vật nhiệt đới rậm rạp ít nhất 300 năm tuổi.

Theo ABC News, đây là những chứng cứ khoa học đầu tiên cho thấy ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu và tình trạng nước biển dâng đối với những quần đảo, khu vực nằm ở vị trí thấp.

Nghiên cứu trên tiết lộ rằng nhiều vùng lãnh thổ đang biến mất với tốc độ nhanh hơn dự đoán. Trong khi mực nước biển dâng trung bình mỗi năm ở quần đảo Solomon là 3-5 mm, các nhà nghiên cứu phát hiện con số này đã tăng gấp đôi, từ 7-10 mm mỗi năm.

Đảo Kennedy thuộc quần đảo Solomon ở nam Thái Bình Dương. Ảnh: AFP

Một nghiên cứu mới công bố của các học giả Úc sử dụng các loạt không ảnh theo thời gian và hình ảnh vệ tinh chụp 33 hòn đảo, đá từ năm 1947-2014 cho thấy 11 hòn đảo thuộc quần đảo Solomon đã biến mất hoàn toàn trong nhiều thập kỷ gần đây hoặc đang trải qua tình trạng bị bào mòn nghiêm trọng do nước biển dâng.

Nhiều nhà khoa học nhận định rằng nhân loại hiện có rất ít cơ hội tránh sự “trỗi dậy” của đại dương. Bởi điều này đòi hỏi phải cắt giảm mạnh lượng phát thải khí carbon trên toàn thế giới, đặc biệt là ở những nước phát triển.

Ngoài ra, các yếu tố phụ thêm làm gia tăng mực nước biển trên toàn cầu gồm các vận động kiến tạo và năng lượng sóng biển vốn phá hủy bờ biển. Theo nghiên cứu, các hòn đảo có bờ biển không được bảo vệ trước các đợt sóng ngoài khơi đại dương sẽ bị phá hủy đáng kể hơn.

Các tác giả của nghiên cứu viết: “Biến đổi khí hậu khiến nước biển dâng được dự đoán là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong thế kỷ tới”.

Nghiên cứu cũng cảnh báo khu vực Taro, thủ phủ tỉnh Choiseul của quần đảo Solomon sẽ trở thành khu vực thủ phủ đầu tiên của một tỉnh trên thế giới buộc phải di dời người dân trước tình trạng nước biển dâng.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.