1. Đòi hỏi nhiều ở nhân viên nhưng không tự làm gương
Tôi có quan niệm như thế này: Tôi muốn tình trạng công việc luôn được cập nhật tốt và email công việc từ nhân viên phải thành thói quen. Tôi đòi hỏi họ phải cho tôi biết có phải họ đang để ngân sách mất kiểm soát hay phải báo cáo cho mình về một nhân viên tệ hại. Nhưng đáng buồn là tôi không cư xử lại lịch sự như họ làm với tôi. Tôi sống trong một ý nghĩ tự phụ về vị trí của mình, thậm chí là cả về sau trong sự nghiệp của tôi.
2. Tôi thăng chức cho nhiều người trước khi họ sẵn sàng cho vị trí đó
Tôi không chắc, vì sao tôi có thói quen xấu này, nhưng đó là một biểu hiện của một lãnh đạo tồi. Có thể, ý định của tôi là tốt, tôi muốn nhân viên của tôi thành công. Nhưng đây mới là lý do đích thực tôi đề bạt nhân viên của mình: Tôi sợ họ sẽ rời bỏ công ty. Thật buồn cười khi đưa ai đó vào một vị trí mà họ chưa sẵn sàng. Điều này khiến mọi người dường như không tự tin, và nó thực sự biến tôi thành một người kỳ quặc, với những thói quen lạ lùng của tôi.
3. Tôi chĩa súng vào người khác
Khi tôi làm việc tại một công ty phần mềm nhỏ mới thành lập nhiều năm về trước, tôi luôn nghĩ rằng mình có thể giải quyết mọi cuộc xung đột, tôi …Nếu có bất cứ dấu hiệu rắc rối nào, tôi liền triệu tập ngay một cuộc họp và ngay lập tức thả bom vào mọi người, đe dọa sa thải họ hoặc lớn tiếng với họ. Nhưng đáng ra tôi nên hỏi một số câu hỏi và tìm cách giải quyết khác, làm căng thẳng mọi chuyện không bao giờ là có hiệu quả.
4. Tôi thiếu lắng nghe nhân viên
Bạn đã từng bao giờ gặp tình huống này ở nơi làm việc chưa? Ông sếp bất ngờ mang đến một vài chiếc laptop mới mà sau này có thể phân phát cho mọi người trong phòng – có thể đó là một chiếc laptop Apple. Và bạn nghi ngờ: Chiếc laptop là điều mà ai cũng mong muốn và có một số tính năng minh họa mới.
Tôi đã mắc lỗi này không phải một lần, như một nỗ lực tìm cách tiếp thị hình ảnh của mình. Vấn đề của cách tiếp cận này là nó không phù hợp với yêu cầu của dự án hiện tại. Tồi tệ hơn nữa là tôi đã không nói với nhân viên của tôi đủ về những gì họ thực sự cần và liệu họ có thể làm công việc của họ một cách suôn sẻ hay không.
5. Tôi quá tự hào về vị trí của mình
Đây không phải là vấn đề mà tôi đã giải quyết hoàn hảo. Có niềm tự hào tốt và không tốt. Loại tốt khiến chúng ta dễ dàng điều khiển người khác, bởi chúng ta có kinh nghiệm tốt nhất. Loại không tốt là khi chúng ta có được trong cuộc sống từ địa vị của chúng ta. Những ông sếp tồi luôn hành xử như thể họ đang ngồi trên một cái bệ cao ngất và nhìn xuống, điều này chính là nguyên nhân của vấn đề.
6. Tôi nghĩ tôi biết tất cả
Các con của tôi vẫn nói với tôi rằng tôi là một người biết tuốt. Một trong những vấn đề của tôi là, trong cuộc sống, tôi thực sự biết những điều đơn giản như làm sao để lái xe hay rửa cá. Trong những năm tôi giữ vị trí quản lý một công ty, đã cư xử với nhân viên của mình như những người làm công nhật chẳng hiểu biết gì cả.
Nói chung, các ông sếp thường rất khó khăn để từ bỏ việc kiểm soát một nhân viên giàu kinh nghiệm, nhưng đó chính là cơ hội để mối quan hệ lãnh đạo – nhân viên phát triển – biết nghiêng mình trước kiến thức của ai đó có thể làm tốt hơn bạn, để cho họ có quyền tự chủ, và sau đó quan sát tiến bộ của họ.
7. Tôi không mở lòng đủ để chia sẻ suy nghĩ của mình
Có thể sai lầm lớn nhất của tôi khi tôi làm một lãnh đạo trong suốt nhiều năm, đó là tôi đã không chia sẻ nhiều với nhân viên của mình. Một trong những vai trò của tôi là trưởng phòng thiết kế và viết ứng dụng, tôi cũng đã có một số ý tưởng hay về việc làm sao để người dùng cuối cùng có thể hiểu được những ứng dụng phức tạp.
Quá trình chuyển đổi của tôi sang lĩnh vực viết đã diễn ra suôn sẻ bởi tôi đã quen đối mặt với những khó khăn. Nhưng tôi đã không chia sẻ nhiều về những ý tưởng, suy nghĩ của mình với nhân viên của tôi, và mọi người trở nên hỗn loạn. Họ không biết họ đang ở đâu, lúc đó tôi mong họ đọc được tâm trí tôi. Đó là sai lầm lớn nhất trong các sai lầm mà tôi mắc phải.