Theo một nghiên cứu, 80% trẻ em có cân nặng khỏe mạnh ăn bữa tối chung với gia đình, trong khi chỉ có 55% trẻ béo phì ăn chung cùng gia đình. Và gia đình có trẻ quá cân thường ăn trong phòng khách, văn phòng, phòng ngủ.
Để cả gia đình được khỏe mạnh, đặc biệt là trong thời đại mà trẻ em béo phì trở thành một vấn nạn như hiện tại, có 8 quy tắc trong bữa tối mà bạn nên ghi nhớ:
1. Để trẻ tự lấy phần ăn của mình
Bạn có thể nghĩ rằng kiểm soát phần ăn của trẻ bằng cách xới cơm, lấy khẩu phần ăn cho chúng là cần thiết, nhưng thực sự, bạn đang tước bỏ một bài học rất quan trọng với trẻ.
Theo một nghiên cứu, khi trẻ tự phục vụ mình, chúng học được cách tự hiểu cơn đói của bản thân. Trẻ được tự lấy thức ăn thường muốn thử những thực phẩm mới, khẩu vị phong phú hơn và dễ thích ứng hơn.
2. Kéo dài bữa ăn thêm 4,5 phút nữa
Trẻ có cân nặng lành mạnh có bữa ăn tối trung bình kéo dài 18 phút, trong khi trẻ quá cân có bữa ăn 13,5 phút. Ăn chậm hơn khiến trẻ ăn có ý thức, không có thói quen vội vàng nuốt thức ăn để đi làm việc khác.
3. Nên để lại chút ít thức ăn
Điều này có lẽ trái ngược với điều mọi người thường được dạy rằng phải ăn hết mọi thức ăn đã lấy – đặc biệt là các bậc cha mẹ có xu hướng ép con phải ăn cho hết khẩu phần định sẵn.
Nhưng trong một nghiên cứu, trẻ bị buộc phải ăn hết khẩu phần sẽ còn ăn thêm 35% đồ ngọt trong ngày.
Thay vì ép con ăn hay ngăn cấm trẻ ăn đồ ngọt, nên áp dụng một khẩu phần hợp lý để trẻ còn có “khoảng trống” cho những món ăn vặt lành mạnh khác.
4. Không đem thiết bị điện tử vào bữa ăn
Cha mẹ để trẻ dùng thiết bị điện tử hoặc xem tivi trong bữa ăn thường dẫn đến cả gia đình ăn ít thực phẩm bổ dưỡng và giao tiếp trong gia đình cũng nghèo nàn hơn. Một nghiên cứu cho thấy, các gia đình thường xuyên dùng thiết bị truyền thông vào bữa tối cũng ăn ít trái cây, rau tươi hơn đồ ngọt. Sự xao lãng trong lúc ăn cũng nguy hiểm như không tập trung khi lái xe. Người ăn không tập trung ăn nhiều hơn 10% thực phẩm so với lúc bình thường.
5. Dùng bát dĩa nhỏ hơn
Mắt chúng ta thường to hơn bụng. Theo một nghiên cứu, dùng bát dĩa to khiến trẻ em yêu cầu ăn nhiều hơn 87%, ăn nhiều hơn 52% hơn lúc bình thường.
Với người lớn, dùng bát dĩa to cũng khiến họ ăn nhiều hơn 16%. Và thực phẩm trong các hàng quán cũng được đựng trong bát dĩa rất lớn, nên bạn đừng ép trẻ phải ăn hết, hãy chia nhỏ khẩu phần cho nhiều người.
Tại nhà, bạn nên dùng bát dĩa có kích thước hợp lý.
6. Hỏi xem trẻ có đói không
Những nhà nghiên cứu tại Đại học Illinois khuyên rằng những câu hỏi đúng lúc có thể giúp trẻ học hiểu được phản ứng đói và no của cơ thể. Khi thấy trẻ ăn hết, bạn nên hỏi “Con đã no chưa?” hoặc “Con có muốn ăn thêm không?” để trẻ xây dựng từ từ thói quen ăn uống thay vì sắp xếp mọi thứ cho trẻ.
7. Thử các loại thực phẩm mới
Ngày nay, trẻ thường tìm cách “trốn” ăn rau, chỉ 1/5 trẻ thường ăn loại thực phẩm này. Nếu muốn thay đổi điều đó, bạn cần một “chiến lược” lâu dài.
Theo một nghiên cứu ở Anh, trẻ được ăn một món rau mới mỗi ngày trong 2 tuần sẽ tăng hứng thú và ăn thêm loại thực phẩm này. Cho trẻ tự chọn những gì chúng muốn ăn bằng cách dẫn chúng đi chọn thực phẩm, chọn những loại chúng chưa bao giờ ăn trước đây, và những món rau chúng chọn chắc chắn được ăn nhiệt tình hơn hẳn.
8. Làm ví dụ cho trẻ
Trong 5 năm gần đây, lượng calo chúng ta nạp trong các bữa ăn ở ngoài gia đình đã tăng lên đến 43%. Cha mẹ bận rộn có xu hướng gọi thức ăn hàng quán, thức ăn nhanh, làm sẵn cho trẻ. Và một nghiên cứu đã cho thấy, trẻ béo phì có phần lỗi lớn nhất do ảnh hưởng của cha.
Những nhà nghiên cứu ở Đại học Texas A&M cho biết, cha gây nên tình trạng béo phì cho con vì thường dùng thực phẩm để thưởng cho chúng và thường không cứng rắn với những thói quen ăn uống xấu của trẻ.