Theo The Times of India, thức ăn thừa có thể là cứu cánh cho một bữa trưa văn phòng nhanh chóng hoặc một bữa tối đơn giản. Sẽ có điều gì đó thật thỏa mãn khi cho đĩa bữa tối hôm qua vào lò vi sóng để làm no bụng một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Thật không may, việc hâm nóng một số món ăn có thể khiến bạn có nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm hoặc tệ hơn. Dưới đây là một số thực phẩm bạn không bao giờ nên hâm nóng lại vì lý do an toàn.
Cơm
Theo Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm, cách bảo quản cơm đã nấu quan trọng hơn việc hâm nóng.
Cơm nấu chín có thể bị nhiễm vi khuẩn có tên Bacillus cereus. Mặc dù những vi khuẩn này có thể trở nên vô hại dưới tác dụng của nhiệt nhưng chúng thực sự tạo ra các bào tử độc hại và chịu nhiệt.
Nếu để cơm ở nhiệt độ phòng, các bào tử sẽ nhân lên và có thể tạo ra chất độc gây nôn mửa hoặc tiêu chảy và việc hâm nóng cơm sẽ không loại bỏ được những chất độc này.
Trà
Việc hâm nóng trà làm tăng nồng độ axit trong đồ uống, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tiêu hóa.
Rau bina (rau chân vịt)
Nó rất giàu chất sắt và việc hâm nóng lại sẽ dẫn đến quá trình oxy hóa, có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Dầu ăn
Việc hâm nóng dầu ăn đã được chứng minh là có thể giải phóng khói độc và các gốc tự do có hại có thể gây ung thư.
Củ dền
Củ dền có chứa sắt, magiê, canxi và nitrat. Khi hâm nóng lại nó sẽ chuyển đổi nitrat thành nitrit, chất gây ung thư cho cơ thể và cũng có thể gây đau dạ dày nghiêm trọng.
Khoai tây
Vấn đề với khoai tây hâm nóng không phải ở việc hâm nóng mà là cách bạn bảo quản khoai tây sau khi nấu chín.
Nếu chúng được để nguội ở nhiệt độ phòng (và sau đó không để trong tủ lạnh), các điều kiện có thể phù hợp cho sự phát triển của Clostridium botulinum ( một loại vi khuẩn hiếm gặp, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm).
Việc hâm nóng khoai tây không phải lúc nào cũng tiêu diệt được những thứ này, vì vậy việc bảo quản khoai tây một cách an toàn khi chúng nguội là điều cần thiết.
Bông cải xanh
Hâm nóng bông cải xanh làm mất 97% hàm lượng dinh dưỡng.
Nấm
Theo Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu, nấm có protein có thể dễ dàng bị phá hủy bởi enzyme và vi sinh vật.
Nếu không được bảo quản đúng cách, nấm có thể nhanh hỏng và gây khó chịu cho dạ dày sau khi hâm nóng.
Tuy nhiên, Hội đồng Thông tin Thực phẩm Châu Âu, cho biết: "Nếu chúng được bảo quản trong tủ lạnh và không quá 24 giờ, nói chung không có vấn đề gì nếu hâm nóng lại nấm ở nhiệt độ khuyến nghị là 70oC".