86% lao động dệt may, da giày đối mặt với mất việc

Đó là thông tin được công bố tại hội nghị đối thoại chính sách việc làm do  Bộ LĐ-TB&XH tổ chức, ngày 13-12.

Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO), Việt Nam chưa phải chứng kiến những tác động của công nghệ tại nơi làm việc ở mức độ tương tự như một số nước láng giềng khác tiến bộ hơn trong khu vực ASEAN. Điều này chủ yếu là do chi phí nhân công cạnh tranh cùng với chi phí đầu tư khá lớn vào công nghệ.

Tuy nhiên, những sáng kiến như tự động hóa bằng robot đã bắt đầu thâm nhập vào các ngành công nghiệp khác nhau, bao gồm cả ngành dệt may - da giày và ngành sản phẩm điện - điện tử trên toàn khu vực ASEAN.

Do đó, câu hỏi đặt ra không phải là “có hay không” mà là “khi nào” những cải tiến đó sẽ ảnh hưởng tới Việt Nam. Vì chắc chắn trong những năm tới sẽ có sự chuyển dịch vì chi phí công nghệ sẽ giảm trong khi chi phí lao động tăng lên, buộc các doanh nghiệp phải có sự thay đổi.

Trong bối cảnh này, việc chú trọng vào kỹ năng và sự sẵn sàng của lực lượng lao động Việt Nam là rất quan trọng. Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà hoạch định chính sách, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo nhằm đổi mới hệ thống phát triển kỹ năng để đáp ứng tốt hơn với môi trường làm việc luôn thay đổi và những sáng kiến cải tiến công nghệ mới.

Thúc đẩy các bạn trẻ theo học các ngành khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học đóng vai trò quan trọng, đặc biệt đối với nữ thanh niên. Việc nâng cao các kỹ năng cốt lõi như giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo và tư duy phân tích cũng ngày càng đóng vai trò công cụ then chốt trong các doanh nghiệp tập trung vào công nghệ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới