Những loại thức uống không nên dùng chung với rượu

Các chuyên gia y tế cho biết không có ngưỡng an toàn nào khi uống rượu, bia. Theo đó để đảm bảo sức khỏe, người dân không nên uống rượu, bia. Tuy nhiên nếu uống rượu cần cân nhắc và sử dụng đúng cách để hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã chỉ ra bốn sai lầm của người tiêu dùng thường mắc phải khi sử dụng rượu, nhất là trong dịp tết đến xuân về.

Không nên uống rượu lúc đói: Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, uống rượu khi đói làm lượng cồn phối hợp với dịch vị tăng khả năng kích ứng dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày và chảy máu dạ dày.

Không nên uống rượu với đồ uống có ga: Việc uống rượu với đồ uống có ga như nước ngọt có ga, bia, nước trái cây lên men… thực sự không nên. Bởi lượng ga trong các đồ uống trên sẽ làm tăng khả năng hấp thu rượu vào trong máu.

sai-lam-khi-uong-ruou-can-luu-y

Dùng cà phê, nước ngọt có ga, thuốc giảm đau... để tăng độ tỉnh táo là những sai lầm nghiêm trọng khi uống rượu. Ảnh: Internet

Không nên sử dụng rượu với aspirin: Aspirin là một loại thuốc giảm đau, chống viêm. Khi uống rượu có thể gây đau đầu, nên một số người tiêu dùng đã uống aspirin trước khi uống rượu để tăng “tửu lượng”.

Theo các chuyên gia y tế, đây là điều hết sức nguy hiểm vì aspirin có thể gây chảy máu dạ dày khi đói và tăng hấp thu rượu vào trong máu dẫn đến nồng độ cồn trong máu tăng nhanh. Do đó những người đang có chỉ định dùng aspirin (trong những trường đau đầu, đau răng, đau khớp, có nguy cơ đột quỵ…) thì nên tránh uống rượu.

“Chưa có nghiên cứu về thời gian uống rượu thích hợp sau khi dùng aspirin, tuy nhiên lời khuyên cho khoảng thời gian uống rượu, bia và dùng aspirin là một ngày. Nếu sử dụng cả aspirin và uống rượu trong một ngày thì nên cách xa bằng cách uống aspirin vào buổi sáng và uống rượu vào buổi tối hoặc ngược lại” - Viện Dinh dưỡng cho hay.

Không nên uống rượu với caffeine: Rượu là một chất ức chế/trầm cảm làm chậm hoạt động của não và làm suy yếu khả năng đi lại, giao tiếp và suy nghĩ.

Trong khi đó caffeine là chất kích thích làm tăng huyết áp, nhịp tim và trong một số trường hợp, gây nhịp tim đập nhanh và nhịp tim không đều. Caffeine cũng dẫn đến nhức đầu, bồn chồn, kích động, các vấn đề về dạ dày và hơi thở bất thường.

"Nếu sử dụng caffeine để tỉnh táo khi uống rượu là một sai lầm nguy hiểm. Bởi khi uống đồng thời rượu và caffeine sẽ không có sự trung hòa giữa chất ức chế và chất kích thích, ngược lại nó làm tăng nguy cơ tử vong do mắc hội chứng sốc độc tố (Oxic Jock Syndrome)” - Viện Dinh dưỡng Quốc gia khẳng định.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.