Ăn trứng có liên quan tới cholesterol và bệnh tiểu đường không?

(PLO)- Nhiều người cho rằng, ăn trứng, đặc biệt là với lòng đỏ có thể dẫn đến lượng cholesterol và lượng đường trong máu cao hơn. Điều này liệu đúng hay sai?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trứng rất bổ dưỡng và được coi là nguồn cung cấp protein và các chất dinh dưỡng khác rẻ tiền. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng lòng đỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Một quả trứng nguyên quả có hai thành phần chính là lòng trắng trứng, chủ yếu là protein và lòng đỏ, phần màu vàng hoặc cam, rất giàu chất dinh dưỡng.

Ăn trứng có liên quan tới cholesterol và bệnh tiểu đường không?
Các nghiên cứu cho thấy trứng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mà ngược lại cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần tổng thể. Ảnh: Pexels

Theo các bác sĩ, sở dĩ trứng đôi khi cũng bị coi là không tốt cho sức khỏe là do lòng đỏ có chứa nhiều cholesterol, một chất sáp có trong thực phẩm. Theo USDA, hai quả trứng lớn nguyên quả chứa khoảng 411mg cholesterol và ngược lại, cùng một lượng thịt đỏ có khoảng 78mg.

Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu và chuyên gia cho rằng trứng có hàm lượng cholesterol cao không nhất thiết có nghĩa là chúng có thể ảnh hưởng đến mức cholesterol trong máu của bạn.

Ăn trứng ảnh hưởng đến mức cholesterol như thế nào?

Theo các chuyên gia, gan của bạn sản xuất cholesterol với số lượng lớn như một chất dinh dưỡng cần thiết cho hoạt động tối ưu của cơ thể. Và khi bạn ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như trứng, gan của bạn sẽ giảm khả năng sản xuất, vì phần lớn chất này đến từ chế độ ăn uống của bạn, theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia (NCBI).

Các nghiên cứu cũng cho biết ăn lòng đỏ trứng hàng ngày không làm thay đổi đáng kể cholesterol toàn phần, cholesterol LDL (có hại) hoặc HDL (có lợi), hoặc tỷ lệ cholesterol toàn phần so với HDL ở người trưởng thành có dấu hiệu sớm của bệnh thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, theo PubMed.

Ngoài protein và choline, trứng còn chứa nhiều axit omega-3 giúp giảm mức chất béo trung tính. Vì vậy, ăn trứng thường xuyên cũng có thể an toàn cho những người đang mắc bệnh tim, theo NCBI.

Trứng có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nhiều nghiên cứu cho rằng trứng còn cải thiện độ nhạy insulin, yếu tố chính ở những người mắc bệnh tiền tiểu đường. Một nghiên cứu được công bố trên PubMed cho thấy ăn tới 7 quả trứng trong một tuần không làm tăng đáng kể dấu hiệu bệnh tiểu đường loại 2 ở cả người mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Bạn nên ăn bao nhiêu quả trứng?

Các bác sĩ cho biết ăn một hoặc hai đến ba quả trứng mỗi ngày có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng điều này tùy thuộc vào từng người. Ở mức tiêu thụ này, mọi người có thể mong đợi những thay đổi tối thiểu về mức cholesterol của họ, theo Times Now.

Theo The Times of India

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm