Theo đó, giải pháp thứ nhất là hợp đông tiêu thụ sản phẩm như lúa, cá, rau màu và cây ăn trái thích hợp đối với vùng có quy mô sản xuất lớn, sản phẩm đồng đều.
Có ba hình thức gồm hợp đồng bao tiêu có cung ứng, bao tiêu có cung ứng một phần và bao tiêu không cung ứng. Doanh nghiệp nào bao tiêu có cung ứng thì thu hồi sản phẩm từ 80% trở lên. Hình thức bao tiêu có cung ứng đạt hiệu quả cao. Bao tiêu có cung ứng một phần thu hồi sản phẩm đạt 50%. Còn bao tiêu không cung ứng thì khi giá thay đổi người nông dân không bán cho doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không mua. Giải pháp này có nguồn sản phẩm ổn định, tìm được đầu ra sớm, chủ động, người nông dân ước tính được lời bao nhiêu do giá đã thỏa thuận trước.
Ông Nguyễn Minh Toại – Giám đốc Sở Công thương TP Cần Thơ trả lời chất vấn chiều 4-12. Ảnh: N.NAM
Giải pháp thứ hai là kết nối nhà sản xuất và phân phối. Theo đó tăng cầu bằng cách tổ chức cho nông dân và nhà sản xuất gặp được nhà phân phối. Thực hiện kênh này đòi hỏi người nông dân phải có sản phẩm tốt, đồng đều, khâu bảo quản tốt, bao bì đóng gói cẩn thận. Giải pháp này đỏi hỏi người nông dân phải có trình độ tiến bộ.
Thứ ba là kênh bán chợ truyền thống: với những nông dân không tham gia hai giải pháp trên thì khi sản xuất ra sản phẩm bán cho các đầu mối đến tận nơi mua để phục vụ chợ truyền thống.