Bắc Kinh hết sức vô lý

Ngày 12-7 (giờ địa phương), dự kiến Tòa Trọng tài Thường trực sẽ công bố phán quyết về đơn kiện Trung Quốc của Philippines.

Trong bài viết với tiêu đề “Thách thức của Bắc Kinh ở biển Đông” đăng trên báo Wall Street Journal ngày 10-7 (giờ địa phương), chuyên gia Lynn Kuok ở Viện nghiên cứu Brooking, giáo sư ĐH Luật Harvard, nhận định vấn đề quan trọng nhất sau phán quyết trọng tài là phản ứng của Trung Quốc.

Phản ứng này sẽ là phép thử quan trọng để biết Trung Quốc có chấp nhận một trật tự dựa trên luật pháp hay không.

Từ khi Philippines khởi đầu vụ kiện cách đây ba năm rưỡi, Trung Quốc luôn từ chối tham gia vụ kiện với lý do Tòa Trọng tài Thường trực không có thẩm quyền, do đó Trung Quốc sẽ không công nhận phán quyết.

Ngày 29-10-2015, tòa thông báo có đủ thẩm quyền xét xử 7/15 vấn đề Philippines nêu ra trong đơn kiện và dành quyền xem xét về thẩm quyền đối với bảy vấn đề, đồng thời yêu cầu Philippines làm rõ vấn đề thứ 15.

Âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc. Biếm họa của Patrick Chappatte (báo New York Times)

Trong thời gian chờ đợi phán quyết, Trung Quốc đã tích cực xúc tiến chương trình quan hệ công chúng để bác bỏ thẩm quyền của tòa.

Ngoài hàng loạt bài viết trên báo chí nước nhà, Trung Quốc còn sử dụng các phát biểu của các đại sứ Trung Quốc và quảng cáo trên các báo nước ngoài.

Chuyên gia Lynn Kuok nhận định Bắc Kinh hết sức vô lý khi bác bỏ thẩm quyền của Tòa Trọng tài Thường trực.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 nêu rõ dù một bên vắng mặt, quy trình trọng tài vẫn tiếp tục.

Khi phê chuẩn UNCLOS năm 1996, Trung Quốc phải chấp nhận các điều khoản của UNCLOS. Một bên có thể đưa ra phản đối về thẩm quyền nhưng quyết định cuối cùng vẫn thuộc về tòa án.

Trong vụ kiện của Philippines, Tòa Trọng tài Thường trực đã xem xét rất kỹ về thẩm quyền.

Tòa cũng xem xét công hàm phản đối đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tháng 12-2014 dù Trung Quốc không nộp văn kiện này trong hồ sơ phản đối vụ kiện.

Tòa đã quyết định chia quy trình làm hai phần, tuyên bố về thẩm quyền trước, sau đó mới nghe Philippines điều trần về nội dung vụ kiện.

Trung Quốc cứ cho rằng vấn đề chủ chốt của vụ kiện là chủ quyền lãnh thổ, thế nhưng Philippines không hề yêu cầu phán quyết xem các thực thể trên biển Đông là của ai.

Ngược lại, Philippines chỉ yêu cầu tòa phán quyết tính chất của các thực thể là “đảo”, “đá” hay là gì và quyền có vùng biển (maritime entitlement).

Chuyên gia Lynn Kuok nhận định tòa đã tuyên bố rõ tính chất và quyền có vùng biển của một thực thể được xác định riêng rẽ với vấn đề chủ quyền của ai.

Trong phần tiếp tục xem xét về thẩm quyền, tòa đã nêu rõ:

Dành quyền xét xử về thẩm quyền liên quan đến một số hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông bị Philippines kiện đã vi phạm UNCLOS.

Dành quyền xét xử về thẩm quyền liên quan đến bản đồ đường đứt đoạn bao trùm 90% diện tích biển Đông.

Điều này có nghĩa tòa sẽ tiếp tục xem xét UNCLOS có phải nguồn luật duy nhất về quyền có vùng biển và đường đứt đoạn có trái với UNCLOS hay không.

Ông Kurt Campbell, cựu trợ lý ngoại trưởng Mỹ, nay là cố vấn đối ngoại cho ứng viên Hillary Clinton, nhận xét Trung Quốc có thể đưa châu Á vào khủng hoảng khi có phản ứng quân sự gây hấn sau khi có phán quyết trọng tài. Trung Quốc có thể tuần tra hàng hải, xây dựng cơ sở quân sự trên các thực thể như bãi cạn Scarborough hay lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông. Ông nhận định đây sẽ là bước leo thang mới và cần phát tín hiệu cho Trung Quốc rõ các biện pháp quân sự sẽ dẫn đến hậu quả rất tiêu cực cho thế giới.

________________________________

Về nội dung của vụ kiện, Tòa Trọng tài Thường trực đã khẳng định đủ thẩm quyền liên quan đến giải thích hay áp dụng UNCLOS. Đối với các vấn đề ngoài phạm vi điều chỉnh của UNCLOS như xác định chủ quyền đối với các thực thể tranh chấp thì tòa không xem xét.

Chuyên gia LYNN KUOK

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

Vai trò của Nga trong thoả thuận khoáng sản Mỹ-Ukraine

(PLO)- Cả Mỹ và Ukraine đều đang rất quan tâm thỏa thuận khoáng sản, song việc thực hiện sẽ khó khả thi nếu không tính đến vai trò của Nga khi gần 40% lượng khoáng sản nằm ở các vùng đất phía đông đã được Nga sáp nhập và kiểm soát, hoặc nằm gần khu vực đang có giao tranh.

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

Chiến sự Nga-Ukraine 25-2: Ông Putin chỉ trích ông Zelensky; Ông Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc sớm

(PLO)- Liên quan chiến sự Nga-Ukraine có tin Tổng thống Mỹ Donald Trump nói xung đột Nga-Ukraine sẽ kết thúc trong vài tuần nhưng Nga nói mình chưa hiểu đề xuất hòa bình của Mỹ; Nga, Mỹ đối đầu châu Âu tại Liên Hợp Quốc; Tổng thống Nga Vladimir Putin chỉ trích người đồng cấp Ukraine.