Mua nhầm nhân sâm giả…tiền mất, tật mang
Chính vì giá trị của nhân sâm mà nhiều kẻ hám lợi đã dùng những loại cây có hình dáng và mùi vị gần giống nhân sâm để làm giả với mục đích trục lợi nên người tiêu dùng cần phải cảnh giác khi mua sâm. Trên báo chí GS.TS Nguyễn Thị Thu Hương, phó giám đốc Trung tâm Sâm và dược liệu TP.HCM, khẳng định phương pháp chính xác nhất là việc xác định hàm lượng căn bản của các loại sâm bằng định tính và định lượng. Hiện trung tâm có dịch vụ kiểm định chất lượng sâm nếu người tiêu dùng cũng như doanh nghiệp yêu cầu nhằm đảm bảo mua sản phẩm đúng chất lượng.
Cụ thể như loại sâm Ngọc Linh của VN, người tiêu dùng sẽ được các doanh nghiệp cung cấp “hồ sơ” của sản phẩm gồm: giấy kiểm định chất lượng từng củ, nguồn gốc vườn trồng...” Do vậy, lời khuyên tốt nhất là nên mua ở những nơi có địa chỉ rõ ràng cụ thể những nhà cung cấp có thương hiệu uy tín để tránh mua phải sâm giả. Dưới đây là một số hình thức giả nhân sâm phổ biến:
- Nhân sâm được làm giả từ củ thương lục
Nhân sâm, sâm ngọc linh thường được làm giả từ 5 loại sau đây, chúng ta cần dựa vào đặc điểm của nhân sâm để đối chiếu tránh mua phải hàng giả.
- Làm nhân sâm giả bằng đậu đũa dại:
Đậu đũa dại thường có hình trụ, hình thoi hay hình nón, nó ít nhánh hơn sâm thật và có độ dài tới hơn 20cm, đường kính khoảng 0,5 – 1,5cm. Bề ngoài của đậu đũa có màu nâu đỏ, trong mờ, lông mềm trắng, nhỏ. Không có đầu rễ, để lại vết rễ phần đuôi tương đối nhỏ, chất cứng và giòn, nên dễ bẻ gãy. Mặt cắt phẳng không bóng, có nốt chấm nhỏ màu vàng nhạt và có mùi tanh của đậu.
- Nhân sâm giả từ loại sâm đất:
Sâm đất có hình nón hoặc hình thoi, phân ra nhiều nhánh dài khoảng 15 – 20cm. Đầu đỉnh là gốc sót lại của rễ. Sâm đất có bề mặt màu đen nâu, thô ráp nhiều vằn. Sau khi đã gia công bề mặt có vằn rúm màu vàng nâu, thô ráp, chất giòn nên dễ bẻ gãy, mặt có vằn tía, có chất keo, trong mờ, vị ngọt.
- Làm giả từ thương lục:
Thương lục có hình trụ, đầu trên khá ráp, xuống dưới nhỏ dần. Dài khoảng 20cm, mặt ngoài có màu nâu vàng, hoặc màu nâu đen. Đỉnh rễ có gốc sót, chất dai dẻo, khó bẻ gãy. Thương lục có mặt cắt màu nâu vàng, đến màu nâu đen, không phẳng, có mùi tanh, vị đắng và cay chua.
- Làm giả từ sơn oa cự:
Sơn oa cự có rễ chính hình nón và hơi dẹt, nó dài khoảng 15cm, đầu rễ phình to, mọc 3 – 5 sợi rễ nhánh, hình dạng giống như rễ chính. Bề mặt có màu trắng vàng nhạt hoặc màu vàng nhạt, hơi nhẵn bóng, còn lại vết tích của râu rễ, nó có hình dạng rất giống nhân sâm nhưng khi nếm lại vị hơi đắng.
- Làm giả từ hoa sơn sâm:
Nếu chưa gia công rễ có hình tròn dài, hơi cong hoặc thót dần xuống dưới, dài khoảng 9 – 14cm. Bên ngoài có màu nâu nhạt. Phần trên của rễ là thân rễ có rất nhiều nốt sần nổi lên. Sau khi gia công có 3 loại là màu vàng, màu nâu tro hơi trong hay màu nâu. Chất cứng, dễ gãy, vị ngọt, hơi đắng chát.
Làm giả nhân sâm sẽ bị xử lý như thế nào?
Luật sư Hoàng Cao Sang Trưởng văn phòng luật sư Hoàng Việt Luật cho biết: Thường thì chúng ta ai cũng biết nhân sâm là một loại sản phẩm rất dễ bị làm giả.
Vì vậy, khi chúng ta có nhu cầu mua để sử dụng thì cần tìm hiểu thật kỹ về sản phẩm. Trong trường hợp còn nghi ngờ về khả năng nhận biết của mình, thì nên nhờ sự hỗ trợ, tư vấn từ những người am hiểu hoặc chuyên gia về nhân sâm hoặc tìm đến những công ty, cửa hàng uy tín để mua để tránh bị hàng giả”.
“Hành vi sản xuất hàng giả, hành vi buôn bán hàng giả là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý. Nếu nhẹ thì bị phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số: 185/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Nếu giá trị hàng giả có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu hình sự. Mức hình phạt tù của hành vi này cũng tùy thuộc mức độ phạm tội mà pháp luật quy định khung hình phạt tương xứng. Ngoài việc phạt tù, người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản", luật sư Sang cho biết.