Bán nông sản Việt trên Amazon: Dễ mà khó

(PLO)- Nhà kinh doanh cần nắm bắt tâm lý khách hàng bản địa cần gì thay vì tập trung vào việc mình bán những gì tại thị trường đó.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Trao đổi với PLO bên lề Hội nghị thương mại điện tử xuyên biên giới được tổ chức vào ngày 9-6 tại TP.HCM, ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nhìn nhận Việt Nam có thế mạnh nông sản nhưng khi kinh doanh trên Amazon lại chưa thực sự trở thành nhóm ngành hàng "mũi nhọn" mà doanh nghiệp hướng tới.

Ông Gijae Seong lý giải rằng, với đặc thù là các sản phẩm liên quan tới thực phẩm bên cạnh những thách thức về tiêu chuẩn chất lượng, các quy định, chính sách của các thị trường mục tiêu, nhóm ngành hàng nông sản còn gặp phải một vài thách thức như chi phí vận chuyển, lưu kho, hạn sử dụng...

Ông Gijae Seong cho rằng doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn đến nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường mà mình nhắm tới, thay vì tập trung vào việc bán sản phẩm gì cho họ. Ảnh: THU HÀ

Ông Gijae Seong cho rằng doanh nghiệp Việt cần chú trọng hơn đến nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường mà mình nhắm tới, thay vì tập trung vào việc bán sản phẩm gì cho họ. Ảnh: THU HÀ

"Đó là chưa kể quá trình vận chuyển có thể ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm nông sản. Đây là bài toán đặt ra đối với đơn vị nào kinh doanh mặt hàng này.

Chính vì thế, thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới không phải là sân chơi tốt nhất cho nông sản tươi, thực phẩm tươi sống. Sân chơi này phù hợp hơn với các sản phẩm thành phẩm, đồ khô, đóng gói..." - vị giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam nói.

Tuy nhiên, theo ông Gijae Seong, như vậy không có nghĩa là nông sản không thể kinh doanh được trên sàn TMĐT xuyên biên giới. Mấu chốt là người kinh doanh cần lựa chọn đúng mặt hàng, cũng như tìm hiểu thị hiếu của thị trường mà mình nhắm đến thích chất lượng chủng loại ra sao để kinh doanh.

"Theo đánh giá của chúng tôi, thông thường các khách hàng trên Amazon chỉ quan tâm đến tính năng đặc thù của sản phẩm chứ không chú trọng "made in" Việt Nam hay "made in" ở nước khác. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh trên nền tảng TMĐT xuyên biên giới cần phải dựa trên nhu cầu khác, tức khách hàng cần gì chứ không phải dựa vào những gì chúng ta có. Đây là cũng là cách để nông sản Việt Nam có thể toàn cầu hóa"- ông Gijae Seong nói.

Báo cáo mới công bố của hãng tư vấn Access Partnership (Anh) cũng thông tin, đơn vị đã thực hiện một cuộc khảo sát với người tiêu dùng Hoa Kỳ vào năm 2022, cho thấy quốc gia xuất xứ không được coi là yếu tố quan trọng để họ quyết định mua hàng. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa của Việt Nam (MSME) tiếp cận người tiêu dùng mới của Hoa Kỳ, những người có thể sẵn sàng mua hàng lần đầu hơn từ quốc gia này.

Kết quả khảo sát cũng chỉ ra rằng các MSME Việt Nam gặp phải các rào cản tương đối thấp khi nói đến sở thích của người tiêu dùng đối với hàng hóa nước ngoài trong số các thị trường xuất khẩu trọng điểm.

Đơn vị này kỳ vọng doanh thu xuất khẩu qua TMĐT ở Việt Nam có thể tăng lên 5,5 tỉ USD (124.200 tỉ đồng) vào năm 2027 với tốc độ tăng trưởng hàng năm 9%.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm