GÓP Ý SỬA ĐỔI LUẬT TỔ CHỨC TAND

Bàn về vấn đề giám sát hoạt động của tòa án

(PLO)- Cần tăng cường tính minh bạch của hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng cũng như đề cao trách nhiệm giải trình trong hoạt động xét xử.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, tại hội nghị lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), một trong những vấn đề (mới) được TAND Tối cao đặt ra để các đại biểu thảo luận đó là quyền giám sát hoạt động của các tòa án.

Theo đó, Điều 21 của dự thảo (mới nhất) quy định: “Không tiến hành điều tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động xét xử, giải quyết các vụ việc đang trong quá trình tố tụng, trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định thẩm phán, hội thẩm, thẩm tra viên, thư ký tòa án vi phạm pháp luật hình sự”.

Hiến pháp đã có quy định cấm can thiệp việc xét xử

Với quan điểm ủng hộ Điều 21 dự thảo luật, ThS Lưu Đức Quang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết khoản 2 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 quy định nguyên tắc “thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của thẩm phán, hội thẩm”.

HOI THAM THAM PHAN.jpg
Hoạt động giám sát không được làm ảnh hưởng đến tính độc lập xét xử.
Ảnh minh họa: TRẦN LINH

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm tính khách quan và tính pháp chế của hoạt động xét xử tại tòa án. Bảo đảm tính độc lập trong xét xử là điều kiện tiên quyết để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, giữ vững sự nghiêm minh của pháp luật.

Nhìn rộng hơn, độc lập tư pháp cũng là một trong những yêu cầu cốt lõi trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền đã được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định trong Nghị quyết 27-NQ/TW.

Hiến pháp năm 2013 cũng đặt ra nguyên tắc phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp (khoản 3 Điều 2) cũng như yêu cầu về việc xây dựng cơ chế bảo vệ hiến pháp đối với hoạt động thực thi công quyền, bao gồm hoạt động xét xử của TAND (khoản 2 Điều 119).

“Do vậy, chúng ta cần tăng cường tính minh bạch của hoạt động tư pháp nói chung, hoạt động xét xử nói riêng cũng như đề cao trách nhiệm giải trình của các cơ quan nhà nước đối với loại hoạt động này” - ThS Lưu Đức Quang nói.

Hoạt động giám sát không làm ảnh hưởng tính độc lập xét xử

Có quan điểm trái quan điểm của ThS Lưu Đức Quang, theo ThS - luật sư Nguyễn Văn Dũ (Đoàn Luật sư TP.HCM), nguyên tắc bảo đảm tính độc lập trong xét xử của tòa án đã được ghi nhận từ hiến pháp cho tới các đạo luật chuyên ngành thì cho dù có các hoạt động chất vấn, giám sát, điều tra, thanh tra đối với các vụ việc mà tòa án đang giải quyết cũng không thể nào làm ảnh hưởng đến sự độc lập xét xử.

Lý giải cho quan điểm của mình, ThS - luật sư Nguyễn Văn Dũ phân tích: Vụ án hay vụ việc mà tòa án đang thụ lý là dạng hồ sơ mở; đương sự, người bảo vệ của đương sự, người bào chữa, thậm chí bị can, bị cáo còn được tiếp cận, sao chụp hồ sơ… thì không lý gì các cơ quan thanh tra, giám sát, điều tra lại không được tiếp cận.

“Vi phạm pháp luật của người tiến hành tố tụng có hay không, mức độ hình sự hay hành chính, kỷ luật đều thể hiện ngay trong hồ sơ mà họ đang giải quyết. Nếu không cho hoạt động giám sát, thanh tra, điều tra được tiến hành đối với các vụ án, vụ việc mà tòa đang giải quyết thì lấy căn cứ nào để xác định người tiến hành tố tụng trong vụ án đó vi phạm pháp luật đến mức hình sự để được giám sát, thanh tra, kiểm tra, điều tra?” - ThS - luật sư Nguyễn Văn Dũ đặt vấn đề.

Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo, tố giác tội phạm

Đương sự, người tham gia tố tụng trong vụ án là người chịu sự tác động trực tiếp từ các quyết định, hành vi tố tụng của người tiến hành tố tụng, họ nhận thức được (hoặc thông qua sự tư vấn) hành vi, quyết định của người tiến hành tố tụng có trái pháp luật hay không, có xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ hay không, có vi phạm đến mức hình sự hay không.

Nếu phát hiện hành vi, quyết định tố tụng trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì họ được quyền khiếu nại, tố cáo, thậm chí tố giác tội phạm.

Trường hợp cơ quan thanh tra, giám sát nhận được đơn khiếu nại, tố cáo về hành vi tố tụng trong vụ án đang giải quyết, nếu dự thảo quy định không tiến hành các hoạt động giám sát, thanh tra, “trừ trường hợp có căn cứ rõ ràng xác định thẩm phán, hội thẩm, thẩm tra viên, thư ký tòa án vi phạm pháp luật hình sự” thì chức năng thanh tra, giám sát đối với tòa án còn có ý nghĩa gì?

Một kiểm sát viên

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm