Tòa án không thu thập chứng cứ: Cần có lộ trình

(PLO)- Với thực tiễn như hiện nay về trình độ, hiểu biết pháp luật của người dân... việc bỏ quy định tòa án thu thập chứng cứ cần có lộ trình, chưa thể bỏ ngay.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Như PLO đã thông tin, tại dự thảo Luật Tổ chức TAND (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất phương án toà án không có nghĩa vụ thu thập chứng cứ. Tòa án sẽ căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà các bên đã thu thập, giao nộp cho Tòa án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử.

Qua nhiều ý kiến của các chuyên gia trước đề xuất này, cũng qua thực tiễn công tác giải quyết các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, tôi cho rằng việc bãi quy định tòa án TTCC cần phải có lộ trình cụ thể bởi nhiều lý do.

Thứ nhất, hiện nay việc TTCC của đương sự và tòa án còn nhiều khó khăn, bất cập. Theo quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì “đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ” trước. Sau khi đã áp dụng hết các biện pháp cần thiết nhưng không thể tự mình thu thập được thì lúc này đương sự mới đề nghị Tòa án vào cuộc….

Tuy nhiên, thực tế việc đương sự yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hầu hết đều không được chấp nhận vì các cơ quan, tổ chức, cá nhân này cho rằng những tài liệu, chứng cứ như: thông tin về quyền sử dụng đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tình trạng cư trú… là các thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân này chỉ cung cấp cho các đương sự khi có quyết định hoặc văn bản của tòa án. Đến khi tòa án ra quyết định TTCC thì một số cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp lại thực hiện chậm hoặc không thực hiện làm cho các vụ việc bị tạm đình chỉ kéo dài, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 106 BLTTDS cũng quy định hết thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ cho tòa mà cơ quan, tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án nhưng không có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tiễn thì rất hiếm có trường hợp xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ.

Thứ hai, việc quy định các đương sự đều có quyền yêu cầu tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ không ảnh hưởng đến việc Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự không vô tư khách quan. Bởi lẽ, các đương sự có quyền yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ như nhau và tòa án chỉ được quyền thu thập tài liệu, chứng cứ trong phạm vi đơn yêu cầu của đương sự thì quá trình thu thập tài liệu, chứng cứ của tòa án vẫn đảm bảo công bằng.

Ví dụ, trong vụ án dân sự có thể chỉ có nguyên đơn yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ, còn việc bị đơn và các đương sự khác không yêu cầu nghĩa là họ từ bỏ quyền của họ và họ chấp nhận chịu hậu quả pháp lý của việc không thực hiện quyền của họ (nếu có). Khi đó, hội đồng xét xử sẽ căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ và kết quả tranh tụng tại phiên tòa để xét xử.

Một phiên toà hành chính tại TAND TP.HCM. Ảnh: YẾN CHÂU

Một phiên toà hành chính tại TAND TP.HCM. Ảnh: YẾN CHÂU

Thứ ba, để đi đến việc bỏ quy định tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ thì đòi hỏi trình độ dân trí, tinh thần thượng tôn pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của đương sự và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội phải được nâng cao. Đồng thời, cần xây dựng chế định luật sư công và sửa đổi đồng bộ các quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ việc tại tòa án thì phải bắt buộc có sự tham gia của luật sư.

Khi đó, trong quá trình giải quyết vụ việc thì các đương sự có quyền tự mình thuê luật sư hành nghề theo Luật Luật sư hoặc Đoàn luật sư công của tỉnh giới thiệu danh sách luật sư công cho các đương sự lựa chọn, trường hợp đương sự không đồng ý lựa chọn thì Đoàn luật sư công sẽ chỉ định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm