Tìm đến chương trình để nghe tư vấn tuần này là bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa (61 tuổi, TP Thủ Đức, TP.HCM). Theo chia sẻ của bà Hoa, bà đã mắc bệnh đau xương khớp hơn 20 năm, nhưng hai năm trở lại đây, tình trạng bệnh đã trở nặng, đi cầu thang phải vịn hai tay ở lan can mới có thể di chuyển.
“Tôi làm đủ mọi cách như gác chân lên gối, đấm bóp, mát-xa nhưng cả đêm vẫn không ngủ được do cơn đau nhức hoành hành. Tôi cũng uống nhiều thuốc lắm nhưng uống vào lại đau bao tử, huyết áp cao, chóng mặt nên tôi đã ngưng, không dám uống nữa” - bà Hoa chia sẻ thêm.
Không chỉ thế, những những lúc thời tiết thay đổi càng khiến cơn đau của bà Hoa thêm dữ dội. Buổi sáng khi ngủ dậy các khớp chân, khớp háng của bệnh nhân này đau cứng, khi di chuyển thường nghe những tiếng lục cục vang lên trong các khớp xương.
Bệnh nhân Nguyễn Thị Hoa. Ảnh: BEE
Nghe những chia sẻ của bệnh nhân, TS-BS Nguyễn Thị Sơn chẩn đoán bà Hoa đã bị thoái hóa khớp gối và đây là bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến hệ vận động, biến chứng lâu dài có thể làm dính khớp, di chuyển khó khăn.
Khi sử dụng lâu dài thuốc tây, thuốc giảm đau sẽ gây viêm dạ dày, loãng xương và ảnh hưởng đến chức năng gan, thận. Bên cạnh đó, người bệnh còn hay gặp phải những sai lầm thường gặp trong quá trình điều trị đau nhức xương khớp.
Thứ nhất là xem nhẹ triệu chứng bệnh, trì hoãn việc điều trị. Khi người trẻ tuổi bị đau nhức xương khớp, họ thường chủ quan không điều trị đến khi bệnh trở nặng mới điều trị thì bệnh thường sẽ rơi vào biến chứng.
TS-BS Nguyễn Thị Sơn.
Thứ hai, đây là bệnh mãn tính do đó người bệnh cần kiên nhẫn trong quá trình điều trị nhưng họ lại tự ý ngưng sử dụng thuốc cho đến khi bệnh tái phát mới sử dụng lại. Thứ ba, bệnh nhân hay nghe lời tư vấn của người khác hơn là nghe lời bác sĩ.
Bệnh nhân không thể lấy phác đồ điều trị của người khác để áp dụng cho bản thân bởi làm như thế sẽ gây ra nhiều hậu quả và tác dụng phụ.
Ngoài ra, có một thói quen của người bệnh thường làm cho tình trạng đau nhức trở nên nặng hơn đó là lạm dụng thuốc giảm đau, khiến liệu trình điều trị giảm hiệu quả rất nhiều.
Để điều trị hiệu quả, người bệnh có thể sử dụng cây móng quỷ, vỏ liễu trắng để làm giảm đau, kháng viêm.
Ở châu Âu, người ta đã sử dụng cây móng quỷ trong điều trị bệnh đau nhức xương từ năm 1954. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện trong cây móng quỷ có chứa chất Harpagoside có tác dụng giảm đau, kháng viêm theo cơ chế làm ức chế hóa chất trung gian, giúp người bệnh giảm đau.
Theo nghiên cứu về tác dụng của chiết xuất từ cây móng quỷ năm 2003 thì có tới 92,7% (tổng 614 bệnh nhân) bệnh nhân giảm đáng kể các cơn đau sau 2 tháng điều trị.
Bác sĩ Sơn cho biết: "Người bệnh sử dụng chiết xuất Salicin từ cây vỏ liễu trắng khi điều trị bệnh có tác dụng gấp 6,5 lần so với những người không dùng".
"Khi kết hợp cả hai loại chiết xuất từ cây móng quỷ và vỏ liễu trắng trong điều trị sẽ giúp người bệnh kháng viêm, giảm đau, bảo vệ sụn khớp. Ngoài ra, người bệnh cần đi bộ, vận động xương khớp nhẹ để tình trạng bệnh được cải thiện” - bác sĩ Sơn nói thêm.
Chương trình Hỏi bác sĩ chuyên khoa được phát sóng lúc 18 giờ 10 phút chủ nhật hàng tuần trên kênh HTV7.