Bệnh viện căn cứ vào đâu ra quy định bác sĩ đi làm thêm phải xin phép?

(PLO)- Sở Y tế TP.HCM yêu cầu không để xảy ra tình trạng khám, chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại cơ sở y tế tư nhân khi chưa được lãnh đạo cơ quan đồng ý.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng 4-10, Báo Pháp Luật TP.HCM đăng bài viết Bác sĩ (BS) đi làm thêm phải xin phép lãnh đạo bệnh viện (BV)

Sau đó, nhiều bạn đọc gọi điện thoại cho Báo Pháp Luật TP.HCM và hỏi: “BV căn cứ vào đâu để ra quy định BS đi làm thêm ngoài giờ phải xin phép lãnh đạo?”.

Bác sĩ BV Nhân dân 115, TP.HCM đang cấp cứu các trường hợp tai nạn. Ảnh: TRẦN NGỌC

Bác sĩ BV Nhân dân 115, TP.HCM đang cấp cứu các trường hợp tai nạn. Ảnh: TRẦN NGỌC

Về vấn đề này, Sở Y tế TP.HCM cho biết Điều 14 Luật Viên chức quy định rõ quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định:

(1) Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(2) Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

(3) Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.

Bên cạnh đó, ngày 17-7-2018, Sở Y tế TP.HCM đã ban hành “Kế hoạch triển khai thực hiện việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong ngành y tế TP”. Trong đó nêu rõ: “Không để xảy ra tình trạng công chức, viên chức, người lao động tham gia khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ hành chính tại các cơ sở y tế ngoài công lập khi chưa được người đứng đầu cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý”.

Trong kế hoạch này, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành y tế TP phải kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời đối với tập thể, cá nhân có sai phạm để xảy ra việc công chức, viên chức, người lao động thuộc thẩm quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ cương, kỷ luật hành chính.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm