Bị bệnh gút có được ăn xôi không?

(PLO)- Bệnh gút (gout) là bệnh lý về xương khớp không thể chữa khỏi hoàn toàn, vì vậy dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng để kiểm soát sức khỏe hiệu quả, hạn chế các cơn đau.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gút là một dạng viêm khớp thường gặp, gây ra cơn đau khớp – triệu chứng điển hình của bệnh.

Gút là tình trạng dư thừa acid uric của cơ thể. Các tinh thể urat sản sinh từ lượng acid uric dư thừa sẽ tích tụ bên trong khớp, lâu dần sẽ lắng động vào phần mềm quanh khớp. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây ra cơn đau gút.

Quá trình tích tụ này có thể diễn ra âm thầm trong thời gian dài mà không có bất cứ triệu chứng nào. Người bệnh chỉ biết mình bị gút khi cơn đau đã xuất hiện.

Purine là một chất tồn tại trong đa dạng các loại thực phẩm với hàm lượng khác nhau. Thịt đỏ và hải sản là những thực phẩm chứa hàm lượng purine cao. Ví dụ 100 gr thịt heo chứa đến hơn 200 mg Purine; 100 gr cua chứa khoảng 152 mg purine.

bệnh gút

Cơ thể tiêu hóa purine trong thực phẩm bằng cách sản sinh ra acid uric để thực hiện chức năng này. Nếu lượng purine nạp vào cơ thể quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sản sinh dư thừa lượng aicd uric và gây ra bệnh gút.

Do vậy, các chuyên gia y tế đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành nên thu nạp tối đa 400 mg purine/ngày để không bị dư thừa lượng acid uric, tăng nguy cơ bị bệnh gút.

Bệnh gút có thể xảy ra ở mọi đối tượng và mọi nhóm tuổi. Dù vậy, thống kê các ca bệnh cho thấy phụ nữ có khả năng bị gút cao hơn nam giới, đặc biệt là phụ nữ trung niên, sau khi mãn kinh.

Cần lưu ý rằng, bệnh gút không thể điều trị hoàn toàn, người bệnh chỉ có thể kiểm soát lượng acid uric bên trong cơ thể để không bị tái phát cơn đau gút.

Do đó, cẩn trọng trong chế độ dinh dưỡng cho người bị gút và tạo dựng thói quen sinh hoạt lành mạnh giúp người bệnh duy trì lượng acid uric ổn định hơn.

Lưu ý cho người bệnh gút khi ăn xôi

Xôi nhìn chung không gây hại cho người bệnh gút. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý với các loại xôi mặn, ăn kèm với thịt, bởi vì thịt đỏ, thịt gà, hải sản và nội tạng động vật là những loại thực phẩm giàu purine, đòi hỏi người bệnh gút cần ăn có kiểm soát để tránh rơi vào tình trạng dư thừa acid uric.

Ngoài ra, đậu xanh và đậu phộng cũng là được xếp vào các loại thực phẩm có lượng purine tương đối cao (50-150mg purine/100 g). Người bệnh gút cũng cần chú ý khi ăn các món xôi đi kèm với 2 loại đậu này.

người bị bênh gút có được ăn xôi không

Như vậy, trong các món xôi phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, người bệnh gút không nên ăn, hoặc ăn có kiểm soát các món như: xôi mặn, xôi xéo, xôi đậu phộng, xôi đậu xanh. Bởi vì những thức ăn kèm trong các loại xôi này đều có lượng purine từ trung bình đến cao (thịt heo, gà, nội tạng động vật, đậu phộng, đậu xanh,…)

Người bệnh gút có thể lựa chọn các món xôi đảm bảo cho sức khỏe hơn như: xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi hạt sen, xôi khoai mì… vì chứa các loại đậu, hạt có lượng purine thấp, và hàm lượng dưỡng chất cao.

Lưu ý cho người bệnh gút khi ăn đồ nếp

Gạo nếp là một loại thực phẩm tốt cho người bệnh gút với lượng purine thấp. Dù vậy, chế độ dinh dưỡng tốt dành cho người bệnh gút là cân bằng các nhóm chất và hạn chế các thực phẩm giàu purine.

Với 100 gr gạo nếp nấu chín, có chỉ số năng lượng lên đến 344 kcal, cao gấp 3 lần so với 100gr gạo thông thường. Chỉ số GI trong gạo nếp >73, được xếp vào các thực phẩm có lượng đường huyết cao. Không chỉ người bệnh gout và bất cứ ai cũng nên kiểm soát các thực phẩm có lượng đường huyết cao để phòng ngừa bệnh đái tháo đường, thừa cân – béo phì…

Gạo nếp cẩm sẽ là một lựa chọn thay thế tốt cho gạo nếp với chỉ số GI khoảng 42,3. Hơn nữa, gạo nếp cẩm còn có những công dụng khác như: Điều hòa lượng đường huyết, bảo vệ tim mạch và hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, hỗ trợ thải độc cho cơ thể…

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm