Tuy nhiên, sự “quan tâm” quá mức từ cấp trên xem ra còn ít độc hại hơn là một nhân viên nào đó không được ai - cấp trên lẫn đồng nghiệp - quan tâm, đoái hoài tới.
Một điều tra xã hội học do nhóm làm việc của tác giả Sandra Robinson tại ĐH British Columbia (Canada) được đăng tải trên tạp chí Organization Science đã phân tích song song hai hệ lụy mà các nhân viên văn phòng phải gánh chịu từ hai tác động tiêu cực của cấp trên hoặc đồng nghiệp, đó là khi họ bị “tẩy chay” và khi họ bị “quấy nhiễu”.
Nhóm nhân viên văn phòng được chọn làm mẫu nghiên cứu sẽ tự đánh giá hai khía cạnh, một là tình cảm họ có được khi cảm thấy mình được làm một thành viên đúng nghĩa của công ty với cảm giác thoải mái, yên tâm trong công việc; và hai là tình cảm khi mình họ bị loại thải và bị quấy nhiễu. Kết quả cho thấy những người bị đồng nghiệp xa lánh (không tiếp xúc nói chuyện, cố ý tránh mặt khi tình cờ gặp nhau ngoài hành lang,...) là những người cảm thấy bất hạnh nhất. Theo thời gian, họ sẽ trở nên chán ghét công việc, chán ghét môi trường công ty mà mình đang làm.
Tác giả Sandra Robinson cũng nhấn mạnh thêm rằng xét về mặt quan hệ xã hội, việc bạn lảng tránh đồng nghiệp đôi khi khiến đồng nghiệp “đau khổ” hơn là khi bạn lớn tiếng thóa mạ họ. Bởi khi đó “nạn nhân” sẽ phải sống trong cảm giác mình là người bất lực trong công việc.
NGỌC TÙNG (Theo Pacific Standard)