Loại thiết bị này được sử dụng để đánh lừa máy bay do thám và vệ tinh, khiến địch tưởng rằng quân đội có sức mạnh lớn hơn thực tế.
Máy bay MiG-31 bằng khí hơi. (Ảnh: DailyMail)
“Nếu bạn nghiên cứu các cuộc chiến lớn trong lịch sử, bạn sẽ thấy rằng thủ đoạn đánh lừa địch bao giờ cũng sẽ giành chiến thắng”, ông Aleksei A. Komarov của Công ty Rusbal phát biểu với tờ New York Times. Rusbal là công ty khinh khí cầu, chuyên cung cấp cho Bộ Quốc phòng Nga mọi thứ từ xe tăng, máy bay chiến đấu đến bệ phóng tên lửa,… bằng khí hơi.
Loại “mồi nhử” này làm bằng chất liệu tốt hơn cao su, được thiết kế có thể đặt trên khoảng không gian rộng gần 300 m và có thể biến mất chỉ trong vài phút.
Mô hình xe tăng T-72B. (Ảnh: Reuters)
Xe tăng T-80 bằng khí hơi, một trong những sản phẩm tiêu biểu của công ty này, nặng khoảng 70 kg, có giá tiền khoảng 16.000 USD. Loại này có thể thổi phòng lên và rút xẹp xuống trong vòng 5 phút.
Loạt thiết bị chiến đấu mới này của Nga bao gồm xe tăng, với đầy đủ thùng súng, xe tải phóng tên lửa S-300, máy bay chiến đấu MiG và hệ thống radar.
Rusbal bắt đầu thương vụ giao dịch với Bộ Quốc phòng Nga từ năm 1995. Phía công ty không tiết lộ có bao nhiêu mô hình bơm hơi đã được sản xuất, bán và triển khai.
Các loại hình nộm này có thể được bơm căng và cho xì trong vòng 5 phút. (Ảnh: DailyMail)
Suốt Thế chiến I, quân đội Anh đã dùng ngựa kéo theo các xe tăng gỗ lắp bánh xe đi khắp đất nước. Đến Thế chiến II, quân đội Anh ngụy trang sân bay bỏ hoang trở thành sân bay quân sự, cùng các máy bay giả khác và nguồn nhiên liệu, đánh lừa máy bay ném bom và binh sĩ Đức.
“Lúc đầu có rất nhiều hoài nghi”, bà Maria A. Oparina, Giám đốc Rusbal, đồng thời là con gái của nhà sáng lập công ty, cho biết. Công ty Rusbal từ chối tiết lộ doanh số, mà chỉ nói rằng doanh thu có tăng một chút so với năm ngoái.
Hệ thống tên lửa phòng không bơm hơi S-300 khi bán cho Iran có giá khoảng 3 triệu USD, tuy nhiên việc mua bán này đã bị hoãn lại do chính phủ Nga đình chỉ bán tên lửa thực do lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.