Bên hành lang QH ngày 17-6, Bộ trưởng Bộ GTVT Hồ Nghĩa Dũng (ảnh) đã trả lời một số vấn đề sau kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH về dự án ĐSCT Bắc-Nam.
. Phóng viên: Ông đánh giá thế nào về kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH cũng như dự thảo nghị quyết mà QH đang đưa ra để lấy ý kiến?
. Nhưng trong báo cáo bổ sung gửi QH đầu tháng 6, Chính phủ vẫn muốn khởi công hai đoạn Hà Nội-Vinh và TP.HCM-Nha Trang ngay năm 2014. Liệu việc giãn ra như vậy có phải là sự nhượng bộ trước QH?
+ Thì ban đầu mình cũng muốn đẩy lên để làm sớm hơn. Nhưng bây giờ QH muốn giãn ra. Tôi cho rằng giãn ra là đúng.
. Ông nghĩ gì về việc gần 200 ĐB không đồng ý với dự án trên?
+ Đây là một dự án rất lớn, có thể có nhiều rủi ro, sẽ có nhiều khó khăn tiềm ẩn, tiềm lực kinh tế của đất nước sẽ tiếp tục có những vấn đề cần xem xét. Cho nên sự đắn đo của các ĐBQH và dư luận là hoàn toàn chính đáng. Bản thân tôi tham gia vào việc xây dựng đề án trên nhưng cũng không thể nào nói đây là một việc dễ dàng. Việc QH đắn đo, cân nhắc càng làm cho mình thấy được trách nhiệm, phải rất thận trọng, tính hết các yếu tố có thể xảy ra nếu thực hiện dự án.
Việc gần 200 đại biểu chưa ủng hộ dự án đường sắt cao tốc cho thấy cần thêm thời gian để tiếp tục nghiên cứu. Trong ảnh: Một đường sắt cao tốc trên cao. Ảnh: CTV
. Trong trường hợp QH thông qua chủ trương thì Chính phủ có tính đến đấu thầu chuyện tư vấn không? Vì nhiều ĐB cho rằng báo cáo vừa trình ra QH không có đấu thầu thành thử không công khai, minh bạch?
+ Đấu thầu lập dự án là một vấn đề rất khó. Trong Luật đấu thầu đã có quy định việc này nhưng phải nói là quá phức tạp. Cho nên thường là mình lựa chọn tư vấn. Nhưng các bước thiết kế kỹ thuật, bước xây dựng là phải đấu thầu. Cái đấy chúng tôi sẽ thực hiện thật nghiêm chỉnh.
. Điều khiến dư luận băn khoăn là một dự án lớn nhưng khi trình ra QH, các đơn vị độc lập, các nhà khoa học, hiệp hội… ít cơ hội phản biện?
+ Thực ra khi lập báo cáo tiền khả thi chúng tôi cũng đã chú ý nghe các tổ chức, phản biện, hội thảo… Nhưng đúng là chưa rộng rãi, đầy đủ lắm. Tới đây, khi lập dự án khả thi thì sẽ tổ chức nhiều hội thảo, kêu gọi các chuyên gia, cơ quan, tổ chức độc lập tham gia.
. Nếu được QH đồng ý cho xây dựng thì Chính phủ sẽ hướng đến nước nào, tổ chức nào để vay vốn?
+ Bây giờ thì ta đang trao đổi với đối tác Nhật Bản. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác vẫn còn bỏ ngỏ. Sau khi có báo cáo đầu tư rồi, chúng ta sẽ xem xét quốc gia nào, doanh nghiệp nào, nhà thầu nào đáp ứng tốt nhất điều kiện mình đề ra sẽ lựa chọn. Dự án này rất lớn, một quốc gia chưa chắc đã có thể hợp tác để làm hết. Thế thì phải nhiều quốc gia, nhiều nhà thầu. Còn bây giờ Nhật đang giúp mình trong việc chuẩn bị dự án.
. Bộ trưởng nói đối tác thực hiện dự án vẫn bỏ ngỏ, vậy Trung Quốc có thể tham gia không?
+ Trung Quốc cũng không loại trừ. Vì trong đấy có nhiều dự án lắm, có thể nhiều nhà thầu của nhiều quốc gia cùng tham gia. Nhưng đến bây giờ tôi có thể khẳng định là tôi chưa có trao đổi với nhà chức trách nào của Trung Quốc về dự án trên.
. Xin cảm ơn bộ trưởng.
Thêm thời gian là tốt Có hai vấn đề quan trọng mà dự thảo nghị quyết yêu cầu. Một là dự án ĐSCT phải đặt trong một quy hoạch tổng thể về giao thông đường bộ, đường hàng không, đường biển… chứ không tách rời như báo cáo ban đầu mà Chính phủ trình. Hai là sau khi nghiên cứu kỹ hơn ở bước nghiên cứu khả thi, Chính phủ phải trình để QH thông qua một lần nữa rồi mới đầu tư xây dựng. Như vậy vấn đề đầu tư đã được nghiên cứu kỹ càng, dự án phải trải qua hai kỳ QH xem xét. Quyết định trên cũng đòi hỏi cơ quan chủ quản của dự án phải nỗ lực nghiên cứu và chứng minh những điều mình đưa ra là đúng. Bản thân dư luận xã hội cũng có phản biện đầy đủ hơn, xác đáng hơn. Đại biểu DƯƠNG TRUNG QUỐC(Đồng Nai) |
THÀNH VĂN thực hiện
Kết quả thăm dò ý kiến ĐBQH về ĐSCT
(Số phiếu phát ra: 488 phiếu; số phiếu thu về: 474 phiếu)