“Tới đây Bộ sẽ thành lập đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát tại một số địa phương để làm rõ nguyên nhân do đâu vẫn còn thực trạng 100% cơ sở sản xuất chế biến nông lâm thủy sản tái phạm loại C (loại yếu kém nhất trong thang đánh giá về VSATTP”. Nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ tập trung vào vấn đề dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trên rau củ quả, chất bảo quản tại các cơ sở chế biến nông lâm thủy sản, VSATTP tại lò mổ… Ông Phát cũng đề nghị các cơ quan truyền thông tích cực vào cuộc cùng với ngành nông nghiệp để giám sát vấn đề quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP. “Thông tin phản ánh cần nêu rõ trách nhiệm thuộc về cơ quan, bộ phận nào và cả chính quyền cơ sở... khi phát hiện vi phạm, để xảy ra tình trạng sai phạm” - ông Phát nói.
Theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản (NAFIQAD), qua kiểm tra chất lượng vật tư nông nghiệp và VSATTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh của 21 tỉnh, thành toàn quý I-2014 thì phần lớn các cơ sở sản xuất, kinh doanh xếp loại yếu kém vẫn không có tiến triển sau tái kiểm tra.
TRỌNG PHÚ
Giải thích câu chuyện thủy sản nhiễm kim loại nặng Vụ việc 98% thủy sản (ốc, tôm, cá, cua) trên các hồ ở Hà Nội nhiễm kim loại nặng theo công bố của nhóm nghiên cứu Trường ĐH Y Hà Nội cũng được đề cập. Theo cục quản lý chất lượng nông lâm thủy sản, công bố này bắt nguồn từ một đề tài nghiên cứu của Bộ Y tế được ĐH Y Hà Nội thực hiện từ năm 2006 đến 2008 với nội dung chính là nghiên cứu mức độ ô nhiễm của môi trường nước một số sông, hồ trên địa bàn Hà Nội. Nhóm nghiên cứu đã lấy 240 mẫu động vật thủy sinh tự nhiên (tôm, cá, cua, nghêu, ốc) tại một số ao hồ khu vực Văn Điển, sông Tô Lịch, hồ Tây để phân tích một số chỉ tiêu kim loại nặng để đánh giá mức độ ô nhiễm của môi trường nước. Kết quả phân tích phát hiện dư lượng kim loại nặng trong nhiều mẫu thủy sản tự nhiên, tuy nhiên chỉ có năm mẫu cua vượt mức dư lượng tối đa cho phép, có thể gây mất an toàn thực phẩm cho người sử dụng. “Các ao hồ mà nhóm nghiên cứu khảo sát không nằm trong khu vực được phép nuôi trồng và khai thác thủy sản làm thực phẩm theo quy định. Đây là các ao hồ chỉ phục vụ mục đích sinh thái và du lịch. Thủy sản được người dân khai thác tự phát và không phải là nguồn thủy sản cung cấp thương mại… Như vậy thông tin đăng tải trên báo chí sau khi trích dẫn nội dung nghiên cứu của ĐH Y Hà Nội là chưa đầy đủ, chính xác, gây hoang mang cho người tiêu dùng” - báo cáo của Cục khẳng định. |