Cải cách lương hưu khu vực công và tư: Phải công bằng

(PLO)- Dự kiến từ ngày 1-7, Nhà nước sẽ thực hiện cải cách tiền lương hưu cho người lao động. Cần có sự đồng nhất trong cách tính lương hưu để đảm bảo công bằng.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, Pháp Luật TP.HCM có bài viết: "Đề xuất tính lương hưu khu vực công và tư như nhau" đưa tin về vấn đề cải cách tiền lương dự kiến được áp dụng từ ngày 1-7. Nhà nước cần thực hiện cải cách chính sách tiền lương với lương hưu, trợ cấp BHXH phù hợp với các đối tượng khác nhau.

Thông tin trên nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.

Ý kiến bạn đọc: Lương hưu khu vực công và tư phải công bằng
Dự kiến từ ngày 1-7, tiền lương bình quân chung của cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng khoảng 30%. Ảnh minh họa: Nguyệt Nhi

Chế độ lương hưu chênh lệch giữa khu vực công và tư

Bạn đọc Hoàng Trâm chia sẻ: "Nhà nước cần có sự cân nhắc trong chế độ lương hưu cho người lao động. Nếu như độ tuổi nghỉ hưu trước kia (nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi) sẽ hưởng tối đa mức lương tối đa 75%, bây giờ tuổi hưu tăng lên nhưng mức lương vẫn giữ nguyên. Như vậy, có thật sự công bằng với người lao động hay không, và mỗi năm nếu nghỉ trước hạn tuổi hưu vẫn sẽ bị trừ 2%. Điều này tôi thấy chưa hợp lí, vì khả năng nghỉ trước hạn tuổi hưu sẽ nhiều nên nhà nước cần xem xét lại chế độ cho người lao động".

Bạn đọc Quỳnh An ý kiến: "Theo quan điểm của tôi thì việc nhà nước cải cách tiền lương cho người lao động là hợp lý. Tuy nhiên, chế độ tiền lương so với tổng mức tăng bao nhiêu phần trăm thì lương hưu cũng nên tăng tối thiểu là bấy nhiêu phần trăm!".

Bạn đọc Lê Khang viết: "Mức cải cách tiền lương, trợ cấp BHXH chưa được hợp lý, còn có sự chênh lệch. Cần có sự đồng đều giữa tính lương hưu khu vực nhà nước và ngoài nhà nước".

"Tôi thấy chính sách tiền lương mới vẫn còn một số hạn chế. Nếu như lương hưu của người lao động đóng BHXH khu vực nhà nước được tính vào những năm cuối trước khi nghỉ hưu, còn với lao động khu vực tư nhân lại được tính bình quân lương tháng đóng BHXH của toàn thời gian làm việc. Điều này, dẫn đến mức lương hưu của lao động nhà nước và tư nhân có sự chênh lệch nhiều", bạn Hoàng Lan ý kiến.

Bạn đọc Tường Vy nếu quan điểm: "Tôi kiến nghị tăng lương hưu lên 15% từ ngày 1-7 như đề xuất ban đầu của bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH. Còn việc BHXH chỉ đề xuất tăng 8% lương hưu vẫn còn quá thấp".

Đồng nhất cách tính lương hưu giữa khu vực công và tư

Bạn đọc Trang Anh viết: "Nhà nước cần có cách tính lương hưu khu vực một cách rõ ràng hơn. Khu vực nhà nước lương hưu được tính là lương cơ bản theo thâm niên, còn khu vực tư nhân thì lương hưu lại tính theo năng suất làm việc. Chưa tạo được sự công bằng cho người lao động".

"Nếu khu vực nhà nước tính lương hưu theo những năm cuối thì khu vực ngoài nhà nước cũng cần đảm bảo được hưởng như vậy". Bạn đọc Lê Hoàng viết.

Bạn đọc Trâm Anh chia sẻ: "Việc BHXH Việt Nam điều chỉnh mức tăng lương hưu 8%, theo tôi là phù hợp, giảm bớt được chênh lệch trong thụ hưởng giữa người hưởng lương hưu trước và sau khi cải cách từ ngày 1-7. Nếu điều chỉnh quá cao cũng sẽ gây áp lực lên ngân sách nhà nước".

Bạn đọc Nam Nguyễn nêu quan điểm: "Tôi đồng ý với Bộ LĐ-TB&XH về điều khoản khắc phục trong cải cách tiền lương. Tính lương hưu khu vực nhà nước sẽ được tính toàn bộ quá trình như khu vực tư nhân để đảm bảo tính công bằng cho người lao động.

Để đồng bộ trong chính sách trên, mới đây, Ủy ban Xã hội của Quốc hội yêu cầu Chính phủ làm rõ tác động của việc thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng đối với khu vực nhà nước.

Trả lời về các vấn đề trên, Bộ LĐ-TB&XH, cho biết theo quy định tại khoản 1 Điều 62 và Điều 63 của Luật BHXH năm 2014, người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương để tính lương hưu là tiền lương bình quân tháng của số năm cuối trước khi nghỉ hưu và được điều chỉnh theo mức lương cơ sở tại thời điểm bắt đầu hưởng lương hưu.

Sau thời điểm cải cách tiền lương (1-7-2024), sẽ không còn mức lương cơ sở nên không thực hiện được việc điều chỉnh theo quy định trên. Đồng thời, đối với thời gian đóng BHXH theo số tiền tuyệt đối (không còn hệ số lương) từ ngày 1-7-2024 trở đi cũng không thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng. Nguyên nhân, Luật BHXH hiện hành mới chỉ có quy định áp dụng điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia từ ngày 1-1-2016 trở về sau.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm