Cận cảnh quy trình phòng dịch A/H5N1 cho 'chúa sơn lâm' tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Cận cảnh quy trình phòng dịch A/H5N1 cho 'chúa sơn lâm' tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn

(PLO)- Tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn, các quy trình phòng chống dịch và chăm sóc động vật được thực hiện nghiêm ngặt. Chế độ ăn uống của hổ cũng được phân bổ theo quy định, thức ăn chính đa dạng bao gồm thịt trâu, gà hoặc bò.

Video: Hổ Thảo Cầm Viên Sài Gòn được chăm sóc như thế nào?

Sự việc hàng chục con hổ, sư tử chết tại Đồng Nai và Long An do nhiễm cúm A/H5N1 gây lo ngại về sự lân lan dịch bệnh này từ động vật sang người. Theo ghi nhận, tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn các quy trình phòng chống dịch và chăm sóc động vật đang được thực hiện nghiêm ngặt.

thao-cam-vien-sai-gon17.JPG
Thảo Cầm Viên Sài Gòn đưa ra các quy trình phòng chống dịch
và chăm sóc động vật nghiêm ngặt.

Công tác vệ sinh, chăm sóc hổ bắt đầu vào lúc 6 giờ 30 sáng. Trong quá trình đó, nhân viên sẽ kiểm tra thức ăn thừa và chất thải của hổ xem có dấu hiệu bất thường hay không, từ đó nắm bắt được tình trạng sức khỏe.

thao-cam-vien-sai-gon3.JPG

Chế độ ăn uống của hổ cũng được phân bổ theo quy định, thức ăn chính đa dạng bao gồm thịt trâu, gà hoặc bò. Hàng tuần vào thứ hai Hổ sẽ không ăn để tiêu hoá cũng như vệ sinh đường ruột giúp hổ khoẻ hơn.

thao-cam-vien-sai-gon5.JPG
Hổ tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn được tiêm vaccine định kỳ mỗi năm 1 lần.
thao-cam-vien-sai-gon9.JPG
thao-cam-vien-sai-gon10.JPG
Ông Mai Khắc Trung Trực, Giám đốc Xí nghiệp động vật Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cho biết: “Thực phẩm cho hổ được đấu thầu và có những công ty chịu trách nhiệm cung cấp, họ phải đảm bảo những tiêu chí mà Thảo Cầm Viên đề ra, bao gồm đầy đủ nguồn gốc kiểm dịch”.
thao-cam-vien-sai-gon4.JPG
Thảo Cầm Viên cũng kiểm tra ký sinh trùng định kỳ để đảm bảo hệ tiêu hóa và lông da của động vật.

Quy trình vệ sinh chuồng trại ở Thảo Cầm Viên cũng thực hiện nghiêm qua từng bước. Nhân viên kiểm tra về an toàn chuồng trại, phải đảm bảo động vật và người được cách ly với nhau.

thao-cam-vien-sai-gon1.JPG
thao-cam-vien-sai-gon2.JPG

Nhân viên phải sát khuẩn bằng hố vôi và bình xịt thuốc sát trùng để không mang mầm bệnh từ bên ngoài vào.

thao-cam-vien-sai-gon15.JPG
Nhân viên chăm sóc hổ, vệ sinh từng bước như lau quét dọn khu vực chuồng, rửa máng nước…
thao-cam-vien-sai-gon18.JPG
Nhân viên lau kiếng, vệ sinh bên trong chuồng nuôi hổ.
Cận cảnh quy trình phòng dịch A/H5N1 cho 'chúa sơn lâm' tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn
Anh Nguyễn Văn Hùng, nhân viên chăm sóc thú, cho biết: "Mình bắt đầu cho hổ ăn vào lúc 4H45 chiều, thức ăn được chia nhỏ, một bữa ăn là đùi gà góc tư bỏ phần da. Ngày hôm sau hổ sẽ ăn thịt trâu, cứ luôn phiên nhau trong tuần".
thao-cam-vien-sai-gon6.JPG
thao-cam-vien-sai-gon21.JPG

Được biết, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đang nuôi dưỡng hơn 125 loài, trong đó có 2 cá thể hổ trắng và 6 cá thể hổ vàng. Trong 6 cá thể hổ vàng, có 2 cá thể con được sinh ra vào năm trước.

thao-cam-vien-sai-gon11.JPG
thao-cam-vien-sai-gon20.JPG
Du khách tham quan chụp ảnh động vật.
thao-cam-vien-sai-gon12.JPG

Thảo cầm viên Sài Gòn vào dịp lễ và cuối tuần đón lượng khách tham quan khá đông. Theo quy định, du khách không được mang động vật sống vào trong khuôn viên Thảo Cầm Viên Sài Gòn. Xe vào bên trong Thảo Cầm Viên đều phải sát trùng ngay tại cổng.

Đọc thêm